April 25, 2024, 9:14 pm

Kỷ niệm của một học sinh nghèo

Trong lớp tôi chủ nhiệm, mỗi đứa  một vẻ, một hoàn cảnh; nhưng đứa nào cũng đáng yêu. Nhưng đứa học trò tôi nhớ và thương hơn cả là Dũng.

Nhà Dũng nghèo, bố Dũng bỏ mẹ con nó theo người đàn bà khác khi đứa em thứ ba của nó chưa đầy một tuổi. Mình mẹ Dũng phải làm rẫy nuôi ba đứa con. Dũng hay nghỉ học. Tôi hỏi thăm nhà, rồi rủ mấy em trong ban cán sự lớp đến nhà Dũng. Cô trò tôi đi bộ gần 3km đường trơn, vượt qua mấy con dốc đến một khu dân cư gần bên hồ nước rộng (vốn là vùng đất trũng dưới chân mấy quả đồi. Mùa khô thì cạn, có thể trồng cây được, mùa mưa thì nước dâng đầy như một cái hồ). Nhà Dũng nhỏ bé chênh vênh trên lưng chừng dốc. Thấy tôi và các bạn Dũng đến, bà Miêng, mẹ Dũng, một người đàn bà còn trẻ khá đẹp nhưng dáng vẻ lam lũ, vừa khóc vừa kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của gia đình. Tôi hứa sẽ giúp đỡ Dũng; xin miễn học phí, xin hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết,... cho em nghỉ lao động,... cuối cùng mDũng cũng đồng ý cho nó đi hc li.

 

Ảnh minh họa bài viết. Nguồn Internet

Tôi dành thời gian dạy lại cho Dũng những bài học vắng, phân công cho các bạn chép bài, trao đổi bài cho Dũng. Cứ tưởng mọi việc sẽ suôn sẻ và Dũng có thể học hết được cấp II. Nhưng chỉ một tuần sau, Dũng lại nghỉ học. Tôi bt đầu thy bc thì Cương, bạn gần nhà của Dũng, đưa cho tôi mt tgiy gp tư. Đó là lá thư Dũng viết cho tôi. Chrt to và nhiu li chính tả. Đọc được vài dòng nước mt tôi đã ướt nhòe trang giấy: “Thưa cô, em rất cảm ơn cô và các bạn nhưng em không thể nào đi học tiếp được đâu. Vì ngồi trong lớp, em chỉ toàn nghĩ về việc: Làm thế nào để có gạo ăn? Em không nghe được thầy cô giảng bài gì. Cô cho em nghỉ học thôi cô nhé!”.

Bao nhiêu nỗi bực tan biến hết chỉ còn lại trong tôi một niềm xót thương vô bờ. Tôi biết rằng dù có cố bao nhiêu, tôi cũng đành bất lực vì khó khăn của gia đình em quá lớn. Trong khi tôi cũng như các thầy cô trong trường hầu như ai cũng còn phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình vì lương giáo viên rt thp, ngành giáo dc li nlương liên tiếp tnăm này sang năm khác. Có nhiu người không chu ni na đã bnghề đi buôn qun áo cũ để mưu sinh, có người mquán vá xe ngay đầu ngõ, có người ltiêu vào tin đóng hc phí ca trò, chưa kp np đủ thì bbt lên phòng giáo dc xa vài chc cây số ngồi làm kiểm điểm... Tuy Dũng không còn là học sinh của tôi nữa, nhưng hình ảnh đứa học trò lam lũ với chiếc áo vá vai và đôi chân không có dép, vẫn làm tim tôi nhói thương mỗi khi lên lớp nhìn vào khoảng trống đầu bàn thứ hai chỗ Dũng vẫn ngồi.

Tết năm ấy, tôi đem hai chiếc bánh chưng, phong ko, ri rthêm my đứa trò trong lp đến thăm nhà Dũng. Cô trò tôi li qua con sui Đá bng mát rượi, nước trong như gương chy tràn trên nn đá xanh, đi qua nhng lô cao su đang mùa nhoa. Hoa cao su vàng thắm lên màu vàng tha thiết. Tiếng chim ríu rít trên nhng vòm lá xanh. Cảnh vật đẹp vô cùng nhưng sao trong cuộc đời này còn nhiu ni khổ, nim đau quá!. Tôi vừa đi, vừa nghĩ lan man.

Nhà Dũng vẫn như mọi ngày, hình như dấu hiệu ngày tết chỉ có ở một nải chuối quả chín, quả xanh đặt trên cái đĩa cũ kỹ trên bàn thờ. Nhận quà từ tôi và các bạn, Dũng ngạc nhiên và xúc động:

- Em cứ nghĩ cô và các bạn quên em rồi!

Tôi rưng rưng:

- Lớp mình ai cũng nhớ em!

Mấy tuần sau tôi bst, không ra trường được. Vừa đi lại được, tôi lại chuẩn bị ra trường. Chưa kịp đi thì Dũng đến. Vẫn chiếc áo xanh bạc màu với miếng vá trên vai, vẫn chiếc nón lá mà quai nón buộc bằng dây chuối. Chỉ có khác là chân đi dép nhựa màu vàng, tay xách một cái giỏ đan bằng cói. Thấy Dũng đến, tôi mừng quá, cứ tưởng em đến xin học trở lại…

 Dũng đứng im, một lát nó khe khẽ bảo: Em nghe bạn Lương nói cô bị ốm phải nghỉ dạy, nên em đến thăm cô!

Tôi ngỡ ngàng và xúc động không kìm được nước mắt.

-  Bây giờ cô ra trường, em đi cùng cô nhé!

-  Vâng ạ, em cũng về cùng đường ấy mà cô!

Tôi với tay lấy cái cặp giáo án và cái nón lá úp sẵn trên bàn. Tôi bất ngờ thấy mấy quả cam được đặt sn trong cái nón. Cam không còn tươi nữa vì ở chỗ tôi ở ngày ấy chưa có chợ. Chỉ có vài cái quán nhỏ bán các hàng hóa người ta mua từ chợ Phước Bình về. Vài ngày, chủ quán mới đi cất hàng về một chuyến. Tôi nhìn my qucam trên bàn, nghẹn lòng và cố giấu những dòng nước mắt…

Sau đó ít lâu, tôi chuyển đi nơi khác dạy ở những ngôi trường to lớn, khang trang với đầy đủ tiện nghi. Học sinh của tôi phần đông là con em cán bộ đủ mi ngành nghề. Và những món quà họ tặng tôi ngày 20/11 hoặc các ngày lễ Tết cũng có giá trị. Nhưng trong lòng tôi, những quả cam héo mà đứa học trò nghèo vùng sâu mang đến cho tôi năm ấy mãi là món quà tôi khắc ghi trân trọng.

Một buổi trưa, vừa tan trường, một em học sinh lớp 7 vừa chạy theo tôi vừa gọi:

-  Cô giáo ơi! Có người gửi cho cô cái gói này!

Tôi đứng lại ngạc nhiên nhìn con bé móc trong túi xách của nó ra một gói vuông vuông bọc bằng giấy báo

-  Anh Dũng ở cạnh nhà em nhờ em đưa cho cô đấy ạ.

Tôi tò mò cầm cái gói lên: Một quyển sách! Mở lần giấy báo ra,tôi bật kêu lên và ngạc nhiên. Quyển thơ Tố Hữu. Trang đầu tiên là chDũng, vẫn rất to: “Cô ơi ! Em đi chợ Bù Nho thấy hiệu sách bán quyển này. Em mua tặng cô. Em: Dũng.”

Tôi lặng đi. Đứa hc trò ti nghip và tình nghĩa của tôi!...

Con bé đi bên cạnh tôi vẫn hồn nhiên trò chuyện:

- Anh Dũng là con nhà bác họ em. Anh ấy làm giỏi lắm cô ạ. Anh ấy trồng được rất nhiều khoai lang. Hôm qua anh ấy còn chở ra tận chợ Bù Nho bán đấy!

 Tôi ngậm ngùi, xót thương và xúc động. Quyển thơ Tố Hữu này, Dũng đã mua bằng tiền bán khoai lang của nó đây. Chắc là tại khi cô trò chuyện trò với nhau về sở thích, tôi đã bảo với chúng rằng tôi rất thích đọc thơ. Khi dạy thỉnh thoảng tôi cũng hay đọc cho trò nghe những câu thơ Tố Hữu, thơ Trần Đăng Khoa.

 Thời gian cứ lặng lẽ trôi, cuộc sống cứ cuốn tôi đi cùng bao công việc: việc trường, việc nhà, việc ngoài xã hội. Tôi tin vào luật nhân quả khi thấy cậu học trò tình nghĩa của tôi, cậu bé Dũng năm xưa cũng đã trưởng thanh, trở thành một chàng trai cao lớn và mạnh mẽ, là trụ cột trong gia đình để mẹ và các em có đủ áo mặc cơm ăn. Dũng làm đổi công với những người trong xóm, tự xẻ gỗ, dựng được căn nhà rộng rãi, khang trang. Thỉnh thoảng, nó vẫn cùng mấy đứa bạn thân trong lớp ngày nào ghé thăm tôi. Tôi vui mừng trước sự trưởng thành của đàn trò nhỏ, cực khổ mà tình nghĩa; đặc biệt là Dũng. Thời gian cuốn đi nhiều muộn phiền, ưu tư cũng như những niềm vui hạnh phúc của con người. Nhưng nghĩa tình chân thành thì cứ mãi còn, cứ mãi xanh tươi, lung linh, dịu ngọt. Giữa hàng ngàn học trò mình từng dạy, tôi vẫn nhớ về em là vì thế!

Nguồn Văn nghệ số 23/2020


Có thể bạn quan tâm