April 20, 2024, 3:54 am

Kỷ niệm 155 năm ngày mất nhà sử học, danh sĩ Kinh lược sứ Phan Thanh Giản

 

 

Hàng ngàn đại biểu và nhân dân từ 40 đình, chùa, miếu, đền của Nam Bộ, ở các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương, Dầu Tiếng, thành phố Hồ Chí Minh đã về dự lễ cúng kỳ yên Đình thần Tương Bình Hiệp, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong 2 ngày 4 và 5.11.2022 tưởng nhớ 155 năm ngày mất nhà sử học, danh sĩ Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, vị đại thần ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Bản sắc phong thần hoàng Phan tướng công linh thần của vua Khải Định ( bên trái) và bản dịch( bên phải)

Đình nằm trên một ngọn đồi thấp, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được dựng bằng gỗ sao, mái ngói, các ngai thờ đều được sơn son thếp vàng, giữa đình có tấm biển lớn ghi chữ Phan tướng công linh thần, đình được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007. Đây là ngôi đình duy nhất ở miền Đông Nam Bộ thờ vị tiến sĩ khai hoa đầu tiên của toàn xứ Nam Kỳ Năm 1924, vua Khải Định ban chiếu phong thần và triều đình Huế sắc phpng cho dân xã Tương Bình Hiệp ( cũ) thờ cụ làm thần hoàng tại đình làng mình.

 

Ông Phan Văn Hữu, Trưởng ban quản lý di tích kiêm trưởng ban húy tế đình trước tượng và ảnh chân dung Đại thân, danh sĩ Phan Thanh Giản. Ảnh : L.A.D

Ông Phan Văn Hữu, Trưởng ban quản lý di tích kiêm trưởng ban húy tế đình cho biết: Đại thần, danh sĩ Phan Thanh Giản được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc Sử Quán coi việc biên soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông giám cương mục, là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị như Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo, Sứ Thanh thi tập, Tây phù nhật ký, Ước Phu thi tâph, Tích Ung canh ca hội tập, Sứ trình thi tập, Minh Mạng chính yếu( Chủ biên), được Viện Sử học Việt Nam đánh giá là vị quan khẳng khái, nổi tiếng thanh liêm, đạo đức, có nhiều đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực văn học, sử học, xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Lễ cúng kỳ yên tưởng nhớ công đức của vị tiến sĩ, đại thần, Hiệp Biện Đại Học Sỹ và các anh hùng liệt sĩ bao đời được thực hiện theo tinh thần xã hội hóa, đóng góp của nhân dân, nhất là các mạnh thường quân, các doanh nghiệp làm ăn thành đạt và con cháu tộc Phan. Sắc phong thần hoàng của vua chỉ được trân trọng mở ra trong ngày đại lễ. Qua lễ, nhằm giáo dục lòng tri ân thần hoàng, các vị tiền bối hữu công, các vị tiền hiền, anh hùng liệt sĩ, phát huy tinh thần hiếu học học giỏi cho thế hệ trẻ noi theo.

Lúc còn sống, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: Tôi cũng muốn nhắc lại câu nói như một tuyên ngôn của Phan Thanh Giản khi biết chắc 3 tỉnh miền Tây đã rơi vào tay giặc" Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống" . Với "tuyên ngôn" này, với những gì tôi đã trình bày, tôi khẳng định rằng Phan Thanh Giản là một người yêu nước thương dân mà lo không tròn bổn phận, Cụ đã tự làm án cho chính mình: đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch, thật đáng để lại gương soi cho hậu thế.

Lê Anh Dũng


Có thể bạn quan tâm