April 18, 2024, 7:21 pm

KIẾN VĂN VÀ BẢN LĨNH CỦA MỘT NHÀ VIỆT NAM HỌC

 

Đó là giáo sư, tiến sĩ khoa học, viện sĩ Nicôlai Ivanovich Niculin (1931-2006), một trong nhà nghiên cứu văn học, văn hóa học, biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga, người đã để lại những dấu chân lịch sử ngay từ khi hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta vào đầu những năm 50.

Trong số những chuyên gia Nga Xô Viết đến nước ta thời đó để góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh giữ nước, N. I. Niculin khi ấy còn rất trẻ, nói tiếng Việt chưa thật sỏi, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời dự chiêu đãi nhân dịp Đại sứ Liên Xô nhận chức vào tháng 11/1954. Dễ thường có đến trên ba thập kỷ, Nicôlai Ivanovich đã có những đóng góp xuất sắc cho nền văn hóa của hai nước. Từ đó cho đến ngày tháng Liên bang Xô Viết tan rã, kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội, thì văn học Xô Viết, văn học Nga nếm đủ mùi cay đắng của sự phân ly. Giữa lúc một số văn nghệ sĩ hướng về phương Tây, nơi mà họ biết không dễ dàng gì cho sự sống và sự sáng tạo, số ít hơn lao vào con đường thử sức trong chính trị, số thứ ba hăm hở tìm đường kinh doanh, còn đại bộ phận văn nghệ sĩ, trong đó có Niculin thì tin rằng, văn hóa Nga bao giờ cũng là nền văn hóa của lương tri, của chủ nghĩa nhân văn, là tài sản của văn hóa nhân loại.


Có thể bạn quan tâm