April 25, 2024, 9:40 pm

Khu vực Đông Nam Á nỗ lực kiểm soát thuốc lá

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ

“Trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc kiểm soát thuốc lá. Chính phủ các nước vẫn giữ lập trường và áp dụng các biện pháp dựa trên bằng chứng để bảo vệ công dân của mình khỏi tử vong và bệnh tật do thuốc lá gây ra.”

Mark Suzman Chủ tịch, Ban vận động và Chính sách toàn cầu Quỹ Bill & Melinda Gates

Thuốc lá giết chết một nửa người sử dụng nó. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới nhưng có thể ngăn chặn được, mỗi năm có gần sáu triệu người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đông Nam Á là nơi có 10% số người hút thuốc trên thế giới, và với mức giá của các sản phẩm thuốc lá được bán tương đối thấp cũng như tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, đây chính là mục tiêu tăng trưởng chính của ngành công nghiệp thuốc lá.

Trong những năm gần đây, đã có những tiến bộ lớn trong việc kiểm soát thuốc lá ở Đông Nam Á. Chính phủ các nước vẫn giữ lập trường và áp dụng các biện pháp dựa trên bằng chứng để bảo vệ công dân của mình khỏi tử vong và bệnh tật do thuốc lá gây ra. Campuchia đã thông qua Luật  kiểm soát thuốc lá quốc gia đầu tiên, trong đó bao gồm các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá và cam kết tăng thuế thuốc lá. Philippines đã thực hiện chính sách thuế thuốc lá mà đã làm giảm đáng kể tỷ lệ người hút thuốc và đóng bảo hiểm y tế cho hơn 43 triệu người dân Philippines có thu nhập thấp. Chính sách thuế thuốc lá đã được tăng cường ở Campuchia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan đã làm giảm khả năng chi trả của các sản phẩm thuốc lá - giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc lá. Việt Nam đã thành lập Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá của chính phủ với nguồn thu từ khoản đóng góp bắt buộc - một mô hình bền vững nhằm hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát thuốc lá trong nước.

Và có nhiều tin tốt nữa. Tháng mười năm 2016, tất cả mười nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ có cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá, bốn quốc gia trong số đó có các cảnh báo lớn nhất trên toàn thế giới: Thái Lan (chiếm 85%) và Brunei, Lào và Myanmar (75%). Đây là một thành công lớn  trong việc kiểm soát thuốc lá ở toàn khu vực. Các cảnh báo bằng hình ảnh được chứng minh là làm giảm số người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc và tăng số người bỏ thuốc lá.

Lực lượng chức năng thu giữ thuốc lá lậu          (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Ngành công nghiệp thuốc lá tiếp tục theo đuổi phát triển thị trường ở khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu doanh thu là 535 tỷ điếu thuốc vào năm 2018, và cố gây ảnh hưởng đến chính sách quốc gia. Doanh thu ngành công nghiệp thuốc lá đang tăng lên, và việc tiếp thị mạnh mẽ phổ biến khắp nơi, mà thường hướng vào phụ nữ và trẻ em. Con đường phía trước rất rõ ràng. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức y tế thế giới (FCTC) đưa ra các biện pháp mạnh nhất dựa trên bằng chứng mà một quốc gia có thể thực hiện để ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá. Chính phủ các nước thực hiện các chính sách tuân thủ FCTC như thuế thuốc lá, môi trường công cộng không khói thuốc, và cấm toàn diện việc quảng cáo và tài trợ sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng và tiết kiệm được hàng tỷ cho chi phí chăm sóc sức khỏe. FCTC chỉ ra rằng có xung đột không thể hòa giải giữa lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá và lợi ích sức khỏe cộng đồng; không nên xem ngành công nghiệp thuốc lá là một bên liên quan hợp pháp trong quá trình hoạch định chính sách y tế.

VIỆT THẮNG nguồn (Tài liệu Liên minh PCTH thuốc lá khu vực Đông Nam Á –

Atlas PCTH thuốc lá khu vực ASEAN)

Văn nghệ số 26/2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Có thể bạn quan tâm