April 19, 2024, 8:29 pm

Ingeborg Bachmann, một tài năng của văn đàn Áo

 

Ingeborg Bachmann được truyền thông Áo đánh giá là một trong những tài năng hiếm có trên văn đàn Áo những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ trước bởi tính cách và sức hấp dẫn của những tác phẩm do nữ nhà văn sáng tác. Nhưng trước đó, bà từng bị giới phê bình văn học cùng thời đánh giá thấp và cho rằng nữ nhà văn đã cố tình chính trị hoá những sáng tác của mình. Mới đây trên trang Tiêu điểm hàng tháng” (Feminize Your Canon) chuyên khám phá cuộc đời của các nữ tác giả tài năng nhưng bị đánh giá thấp, đã có bài viết trả lại vị trí xứng đáng  cho Ingeborg Bachmann.

Một giọng thơ trong trẻo

Ingeborg Bachmann phát hành tập thơ được cho là tạo dấu ấn trong cuộc đời sáng tác của bà năm 1953, khi vừa tròn 27 tuổi. Ngay lập tức tờ Borrowed Time đã đánh giá Ingeborg Bachmann là một sự mới lạ đầy thú vị: “Một cô gái tóc vàng xinh đẹp, với bằng tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh Heidegger nhưng lại có giọng văn nhẹ nhàng”.  Còn một tờ báo của Đức mô tả “một người nhút nhát, rất dè dặt, với đôi môi rất đỏ và rất hấp dẫn như chính những vần thơ của ”.  Tháng 8 năm 1954, ảnh Ingeborg Bachmann được chọn làm ảnh bìa của tạp chí Der Spiegel kèm theo lời khen ngợi “hãy để nhà thơ trẻ ấy một mình”. Và quả thực khi nhìn vào ảnh bìa, Ingeborg Bachmann với chiếc áo cao cổ và ánh mắt luôn buồn bã khiến nhiều người nghĩ rằng cô chính là bản sao của Françoir Sagan, nữ tiểu thuyết gia tuổi ten nối tiếng của Pháp, người đã tạo nên trào lưu văn học Bonjour Tristesse.

Ingeborg Bachmann có một tuổi thơ khá dữ dội khi lần lượt trải qua những thời điểm đen tối nhất của thế chiến thứ hai. Năm mười hai tuổi Bachmann tận mắt chứng kiến và ghi chép lại những diễn biến tâm lý của người cha vốn là một giáo viên khi gia nhập chi nhánh Áo thuộc Đảng xã hội Quốc gia, chống lại phát xít Đức (1938). Đây cũng chính là những chất liệu đầu tiên để bà có được những câu thơ đầy chất chính trị. Sau biến cố đầu tiên về người cha, Bachmann đã quyết định chọn chủ đề chiến tranh xuyên suốt cho những sáng tác của mình… Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc khi Bachmann mười chín tuổi. Trong cuốn nhật ký được nữ nhà văn viết vào mùa hè năm 1945 và đã được xuất bản ngay sau đó, có kể lại câu chuyện, hay nói đúng hơn là mối tình của nữ nhà văn với một người bạn cánh tả được khắc hoạ qua những lá thư của Jack Hamesh.  Bachmann gọi đó là mối tình đầu vô tội nhưng vô cùng sâu sắc của bà.

Hamesh là một đứa trẻ mồ côi người Do Thái Áo, năm 18 tuổi ông đã quyết định đã trốn khỏi Vienna để đến Palestine gia nhập quân đội Anh quốc trong thế chiến thứ hai. Mặc dù Bachmann và người lính trẻ này đến từ những thế giới khác nhau, nhưng họ đều nhận ra sự tàn khốc của chiến tranh, chính là làm cho con người xa lánh nhau, thù hận nhau và cảm thấy cô đơn trước cuộc sống. Từ sự tương đồng tưởng như rất bình dị ấy, họ đã gắn bó mật thiết với nhau. Giữa họ đã có những cuộc trò chuyện khá thú vị về văn học. Bachmann ghi nhận đó là một “mùa hè đáng yêu nhất trong cuộc đời tôi”, “Bây giờ và ngay cả khi tôi sống đến một trăm tuổi, nó vẫn sẽ là mùa xuân và mùa hè đáng yêu nhất”. Còn trong một lá thư năm 1946 từ Tel Aviv, nơi ông đã định cư, Hamesh tự hỏi: “Cuộc sống của chúng ta có phải chỉ là một cơ hội không? Tôi cảm thấy đó là một thứ gì đó sâu sắc hơn nhiều đối với tôi, đó là bằng chứng cho thấy mặc dù mọi thứ đã vượt qua hai dân tộc của chúng tôi, vẫn có một nơi dành cho tình yêu và sự thấu hiểu”.

Sau khi chiến tranh kết thúc, những sáng tác của Ingeborg Bachmann ngày càng dầy hơn và ngày càng thể hiện rõ quan điểm sáng tác của mình. Trong một lần đến thăm thành phố Auschwitz và Birkenau của Ba Lan. Bà nhận xét: “Tôi không hiểu làm thế nào mà người dân ở đây có thể sống rất đơn giản, không hề cảm thấy nhàn chám ở một địa điểm duy nhất. Không có gì để nói. Họ chỉ đơn giản là ở đó, và điều đó khiến bạn không nói nên lời”. Bach Bachmann đã dành cả sự nghiệp của mình để vật lộn với sự bất cập của ngôn ngữ, để theo đuổi một điều không thể diễn tả được. Trong một bài phát biểu về giá trị ngôn ngữ trong văn học năm 1959: “Nếu chúng tôi có ngôn ngữ, chúng tôi sẽ không cần tới vũ khí nữa”. Để khẳng định, bà tin vào tiềm năng của ngôn ngữ thơ ca để mở rộng những hạn chế trong giao tiếp, nhưng cuối cùng nhận ra một điều: “Biểu hiện của sự điên rồ phát sinh từ chính sự điên rồ của chúng ta

 

Biểu tượng nhạc pop đầu tiên của văn học Áo

Bachmann đã giành được tất cả các giải thưởng văn học lớn của Đức và Áo, bao gồm Hiệp hội Giải thưởng phê bình Đức, tương đương với giải Pulitzer, và được bầu vào Học viện nghệ thuật Berlin. Tại thời điểm đó, Bachmann, một con người nhút nhát và kín đáo, không thích ánh đèn sân khấu, đã coi vinh quang trí tuệ là một phước lành hỗn hợp. Ngay khi trở thành người của công chúng, bà đã rời Áo để lần lượt định cư tại Ý, Thụy Sỹ và Đức. Ngay sau tập thơ thứ hai mang tên Invocation of the, Bachmann đã tuyên bố “Tôi không viết thơ nữa”, khiến công chúng sững sờ. Thay vào đó, bà viết kịch phát thanh, truyện ngắn, tiểu luận và nhạc kịch (và thỉnh thoảng là một vài bài thơ, nhưng không quyết đinh xuất bản một bộ sưu tập thơ nào khác).

Bachmann từng làm việc với Hans Werner Henze, một nhà soạn nhạc người Đức, người mà bà đã gặp qua tập thể các nhà văn cánh tả Nhóm 47. Bachmann và Henze, đều có những ký ức đau buồn về thế chiến thứ hai. Họ kết hôn năm 1953, và quyết định sống tại đảo núi lửa Neapolitan của Ischia, và sau đó họ đã dành thời gian ở Naples và Rome. Họ đã hợp tác trong các vở opera như The Prince of Homburg, được trình diễn bởi Nhà hát Quốc gia Anh năm 1996, và The Young Lord (Chúa Tể Trẻ) tác phẩm mà người thủ thư Henze coi là tuyệt vời nhất mà ông đã làm được. Còn Bachmann thì khẳng định “Em sẽ tin tưởng anh cho đến cuối đời”, “Và bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào con đường của chúng tôi đi qua, sẽ có một bữa tiệc, một ý tưởng mới cho một cuốn sách, những bài thơ mà tôi nhìn thấy ở phía trước của tôi”. Những lá thư mà Henze gửi cho bà là một loạt những lời chào đầy tình cảm rực rỡ: thiên thần nhỏ tội nghiệp của tôi, bác sĩ thân yêu nhất, người lang thang thân yêu nhất.

Sau này, trong cuộc đời của nữ nhà văn đa tình Bachmann, còn gặp nhiều người đàn ông khác. Và ở những mối tình dù sâu đậm hay cũng chỉ thoáng qua, đều trở thành chất liệu cho những sáng tác của mình. Và bà đã chứng minh được rằng, càng ngạc nhiên hơn và tuyệt vọng hơn khi hai người yêu nhau có thể đấu tranh vì lời nói, đã làm kinh ngạc nhà phê bình Frankfurter Allgemeine Zeitung. Thật vậy, những lá thư tình của họ được công bố mới đây đã tiết lộ khá rõ họ đã vướng vào nhau như thế nào.

Bachmann sống chỉ hai năm sau khi xuất bản tác phẩm Malina. Một đám cháy trong căn hộ ở Rome đã cướp đi sinh mệnh của bà, khi đang ngủ thiếp đi với điếu thuốc đang cháy dở. Bachmann bị bỏng nặng và mất ba tuần sau đó khi mới 47 tuối. Cái chết của bà được xem như là một cái chết bi thảm nhưng văn chương, “như thể cô ấy đã tự nghĩ ra điều đó”. Tờ Bild của Đức đã tiết bộ những trang cuối cùng của Malina, người kể chuyện pha cà phê và nghĩ: “Tôi phải coi chừng nếu không tôi sẽ bị ngã vào đĩa nóng, tôi không biến dạng, tự thiêu, sau đó Malina sẽ phải gọi Cảnh sát và xe cứu thương, anh ta sẽ phải thú nhận sự bất cẩn của mình khi để một người phụ nữ bị bỏng nửa chừng cho đến chết”.  Câu thơ cuối cùng của bài thơ Bachmann của My Bird

Khi tôi, lên ngôi với khói,

biết lại, bất cứ điều gì xảy ra,

con chim của tôi, đồng phạm hàng đêm của tôi,

khi tôi bốc cháy vào ban đêm,

một khu rừng tối bắt đầu kêu răng rắc

và tôi tấn công tia lửa từ cơ thể của tôi.

Khi tôi, bốc cháy,

Tôi yêu lửa

cho đến khi nhựa thấm từ thân cây,

nhỏ giọt vào vết thương và,  truyền ấm áp xuống trái đất,

(và cả khi bạn cướp trái tim tôi vào ban đêm,

Cướp niềm tin của tôi và sự tin cậy của tôi!)

tháp canh đó di chuyển vào ánh sáng

bạn hãy bình tĩnh

rong ruổi cùng sự lộng lẫy yên tĩnh

dù có thế nào đi nữa.

 

Hà Phương (lược dịch từ Emma Garman – The Paris Review)

Nguồn Văn nghệ số 33/2019


Có thể bạn quan tâm