March 28, 2024, 5:13 pm

Hội nhà văn Việt Nam tổ chức chúc mừng nhà thơ Xuân Sanh 100 tuổi

 

Sáng nay (9/11) Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức  chúc mừng nhà  thơ Xuân Sanh tròn 100 tuổi. Dự lễ chức mừng có nhà thơ Hữu Thỉnh , Chủ tịch Liên Hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà văn Khuất Quang Thụy, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Báo Văn nghệ; đại diện gia đình nhà thơ Xuân Sanh và bạn văn đương thời, những người yêu thơ Xuân Sanh

Nhà thơ Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Đà Lạt. Quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, nhưng đã sớm bộc lộ đường lối thơ khác biệt so với những nhà thơ cùng thời

Khẳng định tài năng thơ và những đóng góp của nhà thơ Xuân Sanh trong văn học Việt Nam nói chung, Hội Nhà văn Việt Nam nói riêng, nhà thơ Hữu Thỉnh  khẳng định, sau Hàm Mạc Tử, nhà thơ Xuân Sanh chính là người đã đặt nền móng cho Thơ văn xuôi, đưa thơ văn xuôi lên tầm cao mới.  Muốn hiểu Xuân Sanh trước hết  phải hiểu “ Xuân Thu Nhã tập”. Tuy  thời gian tồn tại không lâu, nhưng “ Xuân Thu Nhã tập” đã có những đống góp nhất định cho nền văn học khi đề cao đạo lý và tri thức

Cho tới nay, khi đã có độ lùi nhất định để đánh giá toàn diện về  "Xuân thu nhã tập"  trong con mắt của bạn văn và giới phê bình lý luận đã một lần nữa khẳng định sự tìm tòi sáng tạo của nhà thơ Xuân Sanh và những thành viên trong nhóm ltrong phong trào cách tân thơ. Không để thơ ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó. Mặt khác, ông cung cấp thêm cho thơ những năng lực khêu gợi tiềm ẩn độc lập trong từng chữ. Tận dụng năng lực này sẽ tạo cho thơ sức lôi cuốn . Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Xuân Sanh có mặt rất sớm trong hàng ngũ các nhà thơ cách mạng. Trong thơ ông có sự thay đổi dữ dội  hơn, nhập cuộc hơn với hiện thực và gặt hái nhiều thành công. 

Tại lễ chúc mừng nhà thơ Xuân Sanh 100 tuổi, gia đình, bạn bè, người yêu văn chương cùng nhìn lại chặng đường sáng tác, cống hiến cho văn học nước nhà của nhà thơ qua các tham luận của Giáo sư Phong Lê, Nhà thơ Vũ Quần Phương, Mã Giang Lân, dịch giả Thúy Toàn, nhà thơ Cao Ngọc Thắng, nhà văn Võ Gia Trị.

PV


Có thể bạn quan tâm