April 24, 2024, 11:37 am

Hãy để “chính danh” tồn tại…

 

Anh Nguyễn Tuấn Khoa, con trai nhà thơ Thâm Tâm thông báo cho tôi: Nhà thơ Thâm Tâm được đặt tên cho một con phố tại thành phố Hải Dương, quê hương ông. Tôi mừng và mong một ngày sẽ đến phố Th âm Tâm ở thành phố Anh Nguyễn Tuấn Khoa, con trai nhà thơ Thâm Tâm thông báo cho tôi: Nhà thơ Thâm Tâm được đặt tên cho một con phố tại thành phố Hải Dương, quê hương ông. Tôi mừng và mong một ngày sẽ đến phố Th âm Tâm ở thành phố Hải Dương.

Trong cuốn NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI, Nxb Hội Nhà văn, 2010 ghi về nhà thơ Thâm Tâm như sau: “Thâm Tâm (1917-1950). Họ tên khai sinh: Nguyễn Tuấn Trình, sinh năm 1917 tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Sinh thời sống nhiều ở Hà Nội. Dân tộc Kinh. Mất ngày 18/8/1950 trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.

Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Là con một nhà giáo. Học Tiểu học ở Hải Dương, sau lên Hà Nội vẽ tranh kiếm sống. Viết văn, viết báo từ đầu những năm 40 thế kỷ XX trên các tờ Tiểu thuyết Th ứ bảy, Truyền bá… Sau cách mạng tháng tám năm 1945: Th am gia biên tập báo Tiên Phong rồi đầu quân lên chiến khu làm thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc Quân (tiền thân báo Quân đội nhân dân hiện nay).

Tác phẩm chính đã xuất bản: Tống biệt hành (in trong Th i nhân Việt Nam, 1942); Ngậm ngùi cố sự, Chào Hương Sơn, Lưu biệt, Vạn lý trường thành (in trước Cách mạng Th áng Tám năm 1945); Chiều mưa đường số 5 (thơ 1949); Th ơ Th âm Tâm (1988).

Giải thưởng văn học: Giải thưởng nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007.

Th âm Tâm là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Th ơ Mới. Sau cách mạng ông nhập cuộc với nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với tinh thần chiến đấu và trách nhiệm cao cả. Ông làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (tiền thân của báo Quân đội nhân dân và Văn nghệ quân đội) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiến dịch Biên giới mở, tháng 8 năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đưa một bộ phận của báo Vệ quốc quân lên biên giới để ra báo ngay tại mặt trận. Ngày 18/8/1950, ông hy sinh tại huyện Quảng Uyên, được nhân dân bản Pò Noa - Xã Phi Hải - Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng an táng chu đáo, nghĩa tình như một người thân trong gia đình.

Nhà thơ Th âm Tâm sáng tác và in nhiều tác phẩm trước năm 1945. Các bản in được lưu trữ không nhiều nên việc “thống kê” các tác phẩm không đầy đủ. Sau này, gia đình nhà thơ và các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm đã tìm được nhiều bản in (84 truyện ngắn, 29 kịch ngắn, 19 truyện đồng thoại, truyện thiếu nhi, 11 truyện vừa, 2 bài thơ không có trong cuốn thơ Th âm Tâm) tập hợp lại thành các tập: Th uốc mê (tiểu thuyết, Nxb Văn học, 2016); Truyện ngắn Th âm Tâm (Nxb Văn học, 2021), T âm Tâm (truyện vừa, Nxb Quân đội nhân dân, 2021)…

Công việc sưu tầm và in ấn vẫn đang còn tiếp tục cho thấy một gia tài tác phẩm phong phú, đặc sắc, một năng lực sáng tạo dồi dào, một tài năng ở đỉnh cao của nhà thơ - chiến sĩ Th âm Tâm.

Trong bộ sách Lịch sử Hải Dương, có phần nói về danh nhân giai đoạn trước năm 1945: “Nhân vật trí thức người gốc Hải Dương nổi tiếng còn có Nguyễn Tuấn Trình (nhà thơ Thâm Tâm) đã sáng tạo ra nhóm Hải Dương Văn Vật (năm 1934) để tập hợp những người có sở thích thi ca, chuyên bàn về thơ phú, ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa… Nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), một tác giả tiêu biểu cho trào lưu văn học lãng mạn - nhân đạo thời kỳ này cũng từng là học sinh của trường tiểu học Hải Dương. Nhà văn Nguyễn Công Hoan (từng là giáo viên tiểu học Nam Hải Dương) từ những quan sát ở rạp tuồng Đông Thị đã viết nên tác phẩm Đào Kép mới thuộc dòng văn học hiện thực phê phán”.

Một ngày giữa tháng 10/2022, tôi cùng vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Khoa - Nguyễn Ngọc Mỹ về Hải Dương. Họa sĩ Hà Huy Chương - Nguyên chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Dương, nhà nghiên cứu Nguyễn Cảnh Thụy, nhiếp ảnh gia Phạm Chức đón và đưa chúng tôi đến ngôi nhà cũ của Thâm Tâm ở phố Bắc Kinh, Đông Môn (Nay là phố Phạm Hồng Thái), một ngôi nhà còn giữ được nhiều nét cổ kính. Ngôi nhà ở khá gần trường tiểu học Hải Dương nơi Th âm Tâm học thuở nhỏ. Từ trường tiểu học Hải Dương, chúng tôi về khu đô thị Hải Tân, có phố Nguyễn Tuấn Trình dài hơn 800m, cạnh các phố Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Lương Ngọc… Cuối phố chạy thẳng vào khu Hoa Ban của Ecopark Ecorivers Hải Dương. Đây là khu có nhiều con đường mang tên các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng của xứ Hải Dương. Không gian khoáng đạt, cảnh sắc trữ tình, lồng lộng giữa đất trời Hải Dương.

Chủ tịch hội Văn nghệ Hải Dương, Trương Thị Th ương Huyền, cùng Ban Chấp hành Hội đón chúng tôi như người nhà. Trong câu chuyện, anh Nguyễn Tuấn Khoa nói về việc gia đình lập quỹ Học bổng Th âm Tâm. Ngày 18/8/2022 kỷ niệm 72 năm ngày mất của nhà thơ - liệt sĩ Th âm Tâm, quỹ đã thực hiện chuyến về Cao Bằng trao học bổng cho học sinh Cao Bằng. Rất mong những năm tới được sự cộng tác, giúp đỡ của tỉnh Hải Dương, Quỹ học bổng Th âm Tâm sẽ về Hải Dương quê hương ông. Rồi chúng tôi nói tới chuyện Hải Dương đặt tên phố Nguyễn Tuấn Trình thay vì đặt tên phố Th âm Tâm. Anh Hà Huy Chương nói lại, Hội Văn học - Nghệ thuật Hải Dương đã có ý kiến trên một bài báo. Tuy nhiên Hải Dương cho rằng phải đặt tên đúng tên khai sinh!? Th âm Tâm tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình nên tên phố phải đặt là Nguyễn Tuấn Trình!? (Được biết trong ngân hàng tên đường phố của thủ đô Hà Nội và ở tỉnh Cao Bằng cũng đã có tên đường phố Th âm Tâm). Các nhà văn, nhà thơ thường ghi bút danh khi in tác phẩm và bút danh ấy trở thành “chính danh”. Người đời chỉ nhớ và gọi tên theo chính danh đó (Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu; Tố Hữu - Nguyễn Văn Lành; Tô Hoài - Nguyễn Văn Sen; Chế Lan Viên - Phan Ngọc Hoan…).

Hãy để “chính danh” ấy tồn tại mãi mãi trong văn chương và cuộc đời 

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên

Nguồn Văn nghệ số 52


Có thể bạn quan tâm