April 18, 2024, 3:09 pm

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

 

Sáng nay ( 24/11), Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã được diễn ra theo hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội. Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về văn hóa. Từ đó thống nhất phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 2021 – 2026, tầm nhìn đến  năm 2045. Tại điểm cầu Hà Nội, hội nghị có sự tham dự, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ; Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương NguyễnTrọng Nghĩa; cùng lãnh đạo các Bộ ngành, thành phố Hà Nội và gần 500 đại biểu đại diện cho các nhà khoa học, văn, văn nghệ sĩ.

 

Nhìn lại để bước tiếp

Trong 35 năm đổi mới, nhất là thập niên gần đây, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về văn hóa. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5, Khóa 8 (1998), Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, Khóa 9 và Nghị quyết Trung ương 9, Khóa 11. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế, ngày 9/6/2014 Ban chấp hàng Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó Nghị quyết đã kế thừa các quan điểm mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời xác định rõ mục tiêu, quan điểm và nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết 33 đã xác định mục tiêu chung là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu mạnh, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài việc kế thừa các quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết 33 đã bổ sung hai quan điểm quan trọng đó là: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, tại  Đại hội XII của Đảng (2016) đã tiến hành tổng kết 30 năm Đổi mới ở nước ta; Đại hội XIII (2021) tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh, trong đó đều đề cập đến văn hóa. Đảng ta đã nhận định: Các văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách văn hóa, con người từng bước được đổi mới, hoàn thiện. Từ năm 1998 đến nay, Quốc Hội đã ban hành 16 luật, Chính phủ đã ban hành 68 nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư văn hóa cho thấy, đường lối văn hóa của Việt Nam đã được xác định rõ ràng.

Trong suốt nhiều năm qua, Đảng không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, ban hành nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; công tác nghiên cứu lý luận về xây dựng và phát triển văn hóa có nhiều kết quả. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội trong triển khai các nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người ngày càng gắn bó hơn. Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về xây dựng văn hóa, con người phù hợp với từng đối tượng. Chỉ đạo xây dựng, rà soát quy hoạch để không bị hẫng hụt đội ngũ cán bộ quản lý ở các tổ chức văn hóa, văn nghệ. Chỉ đạo đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy, đề cao phương thức nêu gương, trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, đảng viên, hội viên, góp phần xây dựng văn hóa, con người. Cán bộ, đảng viên đã ý thức hơn trách nhiệm nêu gương của mình trong xã hội. Một số chuẩn mực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của con người thời đại mới đã được đưa vào các văn bản pháp luật; vào quy ước, hương ước làng, xã; vào quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của cơ quan, đơn vị, tổ chức...Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao..

Đặc biệt, đối với lĩnh vực Văn học nghệ thuật, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng, đảm bảo quyền tự do sáng tạo gắn với trách nhiệm xã hội và đánh giá cao sự đóng góp của văn nghệ sĩ, trí thức đối với sự nghiệp văn hóa dân tộc. Nền văn học, nghệ thuật của nước nhà khởi sắc, tiếp nối dòng tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa yêu nước, dân tộc, dân chủ, nhân văn, phản ánh chân thật đời sống của nhân dân; đấu tranh lên án, đẩy lùi cái xấu, cái ác, những lai căng, lạc lõng; ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, thành tựu công cuộc đổi mới; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc, những thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Nhà nước tiếp tục các chính sách hỗ trợ sáng tác, phong tặng danh hiệu nhà nước, giải thưởng văn học, nghệ thuật, trợ cấp đời sống, quỹ nhà ở xã hội đối với văn nghệ sĩ, trí thức tiêu biểu. Quan tâm đúng mức việc đoàn kết, khích lệ các văn nghệ sĩ, trí thức gốc Việt ở ngoài nước hướng về Tổ quốc. Công tác phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng tài năng trẻ được coi trọng, xuất hiện nhiều tài năng trẻ trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức phát triển mạnh về số lượng và chất lượng . Công tác lý luận và phê bình văn hóa, văn nghệ từng bước đổi mới, quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, bồi dưỡng lực lượng trẻ, đề cao hoạt động phê bình, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và bản sắc văn hóa dân tộc. 

Mặc dù đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, nhưng qua 35 năm đổi mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thật sự thấm sâu trong các tầng lớp xã hội. Những năm qua (khi chưa có đại dịch covid 19 bùng phát tại Việt Nam), kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đời sống vật chất nâng lên nhưng đời sống văn hóa tinh thần 34 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2018/NĐ-CP, ngày 20/9/2018, về lập và hoạt động cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/QĐ-TTg, ngày 08/2/2015, phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…  chưa phát triển tương xứng, một số mặt yếu kém, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí gia tăng. Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra . Thiếu chiến lược dài hạn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa coi trọng bố trí cán bộ có đức, có tài, có kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt huyết làm lãnh đạo, quản lý văn hóa; thậm chí bố trí những người không có chuyên môn, thiếu hiểu biết về văn hóa làm cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa, con người chưa thường xuyên, liên tục, có chiều sâu, kể cả các cơ quan báo chí, truyền thông; nhận thức về đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người có lúc, có nơi chưa đầy đủ, thiếu sâu sắc. Đồng thời, việc thể chế hóa đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người chưa theo kịp yêu cầu Nhiều nội dung trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam chậm được thể chế hóa, thiếu tính đồng bộ; Nhiều loại hình di sản văn hóa truyền thống có dấu hiệu xuống cấp, mai một, biến dạng; nhiều vi phạm, sai phạm trong trùng tu, tôn tạo, phục dựng, tổ chức thực hành di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; chưa có giải pháp thiết thực, hiệu quả để phát triển, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và ngôn ngữ, chữ viết của một số dân tộc thiểu số; chưa có biện pháp hữu hiệu giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị; Một số nơi còn xem nhẹ vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ, chưa đánh giá đúng vị thế của văn học, nghệ thuật trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị. Mô hình hội văn học, nghệ thuật ở địa phương chưa thống nhất, bố trí và sử dụng nhân sự ở các hội còn bất cập, chưa đổi mới, thiếu hụt nguồn cán bộ quản lý là văn nghệ sĩ có uy 14 tín. Tuổi bình quân hội viên ở nhiều hội ngày một cao. Chưa thu hút được nhiều văn nghệ sĩ trẻ, tài năng vào các hội. Quan hệ giữa hội với hội viên có nơi còn lỏng lẻo. Hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật có xu hướng “thương mại hóa”, “tuyệt đối hóa” việc đáp ứng nhu cầu giải trí đơn thuần, hạ thấp chức năng giáo dục, tư tưởng. Lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội văn học, văn nghệ, dẫn đến mô hình thiếu thống nhất, gây tâm trạng băn khoăn trong văn nghệ sĩ. Tình trạng nghiệp dư hóa nghệ thuật chuyên nghiệp chưa được khắc phục triệt để. Công tác tuyển sinh, đào tạo nhân lực lý luận, phê bình và nghệ thuật truyền thống gặp khó khăn; Việc thực hiện quy hoạch báo chí, xuất bản còn chậm, có mặt lúng túng. Việc xử lý, ngăn chặn thông tin giả, xấu độc trên Internet tuy đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa kết quả chưa như mong muốn...

Kiên định " Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"

Tại Báo cáo tổng kết sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tại Hội nghị, đã tiếp tục khẳng định: thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn mới là quán triệt đầy đủ trong nhận thức, triển khai đồng bộ, sâu rộng trong thực tiễn cả 05 quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Trong đó, tập trung lưu ý một số quan điểm sau: - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn. - Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, tài trí, cần cù, nhân ái, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan dung. - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. - Xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan Nhà nước và cả hệ thống chính trị để tạo động lực, niềm tin và lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng...Với 10 giải pháp trọng tâm:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người trong đổi mới và phát triển bền vững /

2. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới/

3. Hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa.

4. Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, văn nghệ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý; cho các lĩnh vực then chốt, đặc thù.

5. Xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, đặc biệt là văn hóa trong Đảng trở thành tấm gương đạo đức cho xã hội; văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

.6. Phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dùng và thị trường ngoài nước .

7. Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

8. Phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

9. Tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người

10. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế

Sẽ cần có thời gian để những mục tiêu, giải pháp được đưa ra có thể trở thành hiện thực, nhưng chúng ta có quyền hy vọng sau hội nghị sẽ có những giá trị  mới được xác lập trong Văn hóa Việt.

PV

 

 

 

 


Có thể bạn quan tâm