April 18, 2024, 10:59 pm

Công nghệ 4.0 và việc thực thi quyền tác giả*

   

Lạm dụng từ những kẽ hở pháp lý, nhiều tổ chức/cá nhân đã biến mục đích phổ biến tác phẩm để phục vụ triệt để cho việc kinh doanh, khiến tác giả vô cùng thiệt thòi.

Theo phản ánh, một số nhạc sĩ - chủ sở hữu tác phẩm chỉ cho phép một số cá nhân - là ca sĩ, hoặc đơn vị truyền thông chuyên kinh doanh âm nhạc trên các nền tảng trực tuyến... được phép thu thanh, thu hình và truyền tải lên các trang mạng những tác phẩm của nhạc sĩ với mục đích phổ biến rộng rãi đến công chúng. Tuy nhiên, các cá nhân/tổ chức này lại lạm dụng những giấy tờ đã ký với tác giả vì mục đích phổ biến tác phẩm để phục vụ triệt để cho việc kinh doanh của họ như: khai thác, thu tiền trên nền tảng Youtube và lấy trọn phần doanh thu này, đồng thời vô hiệu hoá quyền của chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, khiến tác giả vô cùng thiệt thòi.

Các nhạc sĩ thành viên của VCPMC cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Bài hát cần có đời sống, vì thế các cá nhân/ tổ chức sử dụng tác phẩm vào mục đích lan tỏa, phi lợi nhuận, nhưng không có nghĩa là dùng miễn phí khi khai thác sản phẩm đó vì mục đich thương mại. Khi đã kinh doanh nghĩa là sản phẩm đó đem lại quyền lợi về mặt vật chất thì đương nhiên quyền tác giả được kích hoạt và việc phải trả phí tác quyền là đương nhiên".

Với gần 4.500 chủ sở sữu tác phẩm trong nước và khoảng 3 triệu tác giả nước ngoài ủy quyền cho VCPMC, phần lớn họ ủy quyền toàn bộ; cũng có những tác giả đã bán độc quyền, trao tặng.v.v. Vấn đề bán độc quyền hoặc chuyển nhượng sẽ khó chấm dứt và sẽ xẩy ra thường thường xuyên đặc biệt là tình trạng bán độc quyền cho các nhà sản xuất, ca sĩ. Vì vậy, VCPMC đưa ra khuyến cáo, đã và đang có giải pháp kiểm soát các trường hợp này để định hướng tác giả và tư vấn cho tác giả để có thể ngăn chặn tình trạng bán độc quyền có thể gây thiệt hại cho tác giả.

Đại diện bộ phận pháp chế VCPMC cho biết: "Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, song tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet đang ở mức báo động. Các hành vi từ xâm phạm quyền tài sản, quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… diễn ra tràn lan. Trong trường hợp tác giả vẫn muốn bán độc quyền thì VCPMC sẽ tư vấn cho họ đàm phán nhằm bảo đảm phạm vi, thời hạn độc quyền cũng như giá trị độc quyền được tốt nhất. Vì vậy, trước khi có ý muốn chuyển nhượng hoặc bán độc quyền thì liên hệ với Phòng pháp chế của VCPMC để được các luật sư của Trung tâm hỗ trợ tư vấn đàm phán và cung cấp các mẩu hợp đồng độc quyền, chuyển nhượng nhằm giảm thiết hại cho các tác giả mà không tốn bất kỳ chi phí nào".

Công nghệ 4.0 và việc thực thi quyền tác giả

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đồng thời quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng, với trách nhiệm của một tổ chức bảo vệ tâp thể quyền tác giả âm nhạc, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã và đang có những nỗ lực vượt trội nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển và hội nhập quốc tế, thực thi sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực âm nhạc. Cho tới nay, VCPMC đã và đang triển khai đồng bộ các hệ thống phần mềm mà các Tổ chức Tập thể quyền trên thế giới cùng sử dụng, để đảm bảo tính tương tác cao. 

Là thành viên của VCPMC từ những ngày đầu, nhạc sĩ Hoài An cho biết: “Tôi là một trong những tác giả có hợp đồng uỷ quyền VCPMC sớm nhất, nên tôi thấy rõ sự phát triển của VCPMC những năm qua trên mọi khía cạnh. Bản thân cá nhân tôi, thu nhập từ bản quyền đã hỗ trợ phần lớn chi phí cuộc sống không chỉ của tôi mà của nhiều tác giả trong cả nước. Chúng tôi giờ chỉ lo phần việc của nhạc sĩ là sáng tạo, còn về quyền tác giả đã có VCPMC quản lý. VCPMC hiện đang chạy các phần mềm phân phối theo chuẩn của thế giới, cũng như cập nhật các công nghệ hiện đại đủ mạnh để theo dõi việc sử dụng bản quyền trên các kênh sóng và trên các nền tảng mạng xã hội. Đó là tin vui với anh em nhạc sĩ chúng tôi”.

Nhạc sĩ Hoài An. Ảnh: Internet

Nạn xâm phạm quyền tác giả âm nhạc diễn ra trên nhiều lĩnh vực với những “chiêu trò” khó lường mà nổi cộm cùng với vi phạm trên nền tảng công nghệ số còn là muôn hình vạn trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực biểu diễn, tổ chức biểu diễn. Hầu hết các đơn vị đều tìm cách né tránh, không thực hiện quy định xin phép, trả tiền sử dụng quyền tác giả, dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả bị xâm phạm, thiệt hại và không được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Thời gian qua, VCPMC đã tiến hành khởi kiện một số vụ việc xâm phạm quyền tác giả âm nhạc ra Tòa, đến nay, quá trình giải quyết cũng đã có những tín hiệu tích cực.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong những nhạc sĩ trẻ luôn lên tiếng mạnh mẽ về việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên mọi lĩnh vực, khẳng định: “Niềm tin của Chung đối với VCPMC đã có từ rất lâu, đó là điều Chung luôn khắc ghi, bởi VCPMC đã đòi lại công bằng cho Chung khi tác phẩm Vầng trăng khóc - một nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên, nhưng lại xuất hiện rất nhiều phiên bản của Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia thì VCPMC đã hỗ trợ các giấy tờ, thủ tục pháp lý để chứng minh nguồn gốc tác phẩm, trả lại quyền tác giả cho Chung bằng việc phải bay sang cả Singapore để chứng thực trên hệ thống Mis@Asia, để khẳng đinh phiên bản đầu tiên xuất hiện. Từ đó truy ra nguồn gốc tác phẩm và minh chứng Chung là người đầu tiên sáng tác bài hát này. Mỗi nhạc sĩ đều có lựa chọn của riêng mình quy quyết định chọn đơn vị bảo vệ quyền tài sản - đó là những đứa con tinh thần của họ, nên việc họ ký với VCPMC hay với các đơn vị khác thì đó là lựa chọn của họ. Chung không phán xét, nhưng khi họ trở lại với VCPMC điều đó cũng là bình thường, nhưng nó cho thấy VCPMC đang làm tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả - chủ sở hữu tác phẩm và Chung trân trọng điều đó. Hàng năm tác quyền của Chung luôn cao hơn năm trước - Đó là thu nhập thu động mà không dễ gì có được”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - Ảnh:Internet

Cần tôn trọng quyền tác giả âm nhạc

Cho đến này, VCPMC đã ký thỏa thuận và hợp tác song phương với 76 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) và nhà xuất bản, với phạm vi áp dụng tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của CISAC (Liên minh quốc tế các Hiệp hội tác giả và nhà soạn nhạc), thực hiện theo pháp luật Việt Nam và Công ước Berne mà Việt Nam là thành viên.

Nhờ phát huy nội lực cũng như vận dụng linh hoạt và cộng sinh mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, VCPMC không chỉ giữ vững ổn định mà còn có những khởi sắc trong việc thực thi tác quyền. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ: “Mặc dù đại dịch Covid lan rộng và kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của mọi người dân trong nước và quốc tế. Song quý I và II, số tiền tác quyền mà Chung nhận được từ VCPMC khá cao, mà theo Chung nghĩ đó là nhờ VCPMC đã dùng công nghệ 4.0 trong việc tra soát, đối soát tác phẩm cũng như qua hoạt động hợp tác giữa VCPMC với youtube và facebook đã mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho tác giả. Chung rất trân trọng điều đó, bởi vì từ khi được thành lập, VCPMC luôn phấn đấu vì mục tiêu chung. Chung xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc, và Phó Tổng Giám đốc - Hoàng Văn Bình, cùng các anh chị em của VCPMC. Mỗi khi đến VCPMC Chung có cảm giác như một gia đình vì mọi người đều thân thiết, gần gũi, là nơi những nhạc sĩ có thể tin tưởng trao đứa con tinh thần của mình”.

Mặc dù đại dịch Covid -19 diễn ra phức tạp và lan rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người dân cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giản cách xã hội, tạm dừng các hoạt động văn hoá nghệ thuật tụ tập đông người tại các nhà hàng; khách san; quán bar; phòng trà; tụ điểm ca nhạc, karaoke, biểu diễn nghệ thuật… Song, nhờ biết vận dụng nội lực và chuẩn bị hạ tầng số hoá, biến thách thức thành thời cơ thúc đẩy sự phát triển, hy vọng tác quyền 2020 sẽ là một con số ấn tượng mang lại niềm tin, tạo động lực thúc đẩy sáng tạo cho các tác giả - chủ sở hữu tác phẩm - thành viên của VCPMC.

(Nguồn: http://vcpmc.org/)

* Tên bài viết do Vannghe đặt


Có thể bạn quan tâm