April 19, 2024, 12:10 pm

Văn hóa đọc thời 4.0

 

Các diễn giả tham gia tọa đàm gồm PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên cao cấp của Viện Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội; ông Đinh Quang Hoàng, Giám đốc Công ty Cổ phần Waka; bà Yến Nhi, tác giả của hai cuốn sách Ai đã làm tuổi 20 của tôi cô đơn đến vậy? và Cứ khóc, cứ tan vỡ và trưởng thành.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, văn hóa đọc ở nước ta ngày càng phát triển và dành được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Điều đó một phần do sự phát triển của nền kinh tế và trình độ dân trí nói chung, cũng như ngành xuất bản nói riêng.

Cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, bạn đọc rất khó tìm được một cuốn sách hay. Nguồn sách, tài liệu để học tập và nghiên cứu của sinh viên lúc đó cũng khá ít, chủ yếu dựa vào thư viện của trường. Số lượng bản sách trong thư viện cũng rất khiêm tốn, mọi người thường phải truyền tay nhau đọc. 

Song trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhiều loại hình nghe nhìn giải trí, sách nói chung, các tạp chí, báo chí cũng như các lĩnh vực khác đều chịu tác động không nhỏ, việc phát triển văn hóa đọc cần có thời gian. Đối với mỗi cá nhân, thói quen đọc sách và niềm vui khi đọc được một cuốn sách hay phải được nhen nhóm từ khi còn là đứa trẻ. Tương tự như vậy, việc phát triển văn hóa đọc cho một thế hệ, quốc gia, tất nhiên cần có thời gian.

Nhiều nước trên thế giới có nền văn hóa đọc phát triển hơn chúng ta, một phần vì họ có nền tảng từ lâu đời. Hệ thống thư viện và ngành xuất bản cũng phát triển. Ngoài việc tuyên truyền về lợi ích của việc đọc sách, phát triển văn hóa đọc cũng cần có các yếu tố về cơ sở hạ tầng nhất định. Đó là chưa kể việc phải có chiến lược đúng đắn, dài hơi.

Tại Việt Nam, để phát triển văn hóa đọc, các phong trào “Sách hóa nông thôn”, đã được đẩy mạnh việc phát triển . Vùng với đó là sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của công nghệ viễn thông, đã mở ra thời kỳ mới cho phát triển sách điện tử và xuất bản điện tử.  Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ phát triển mảng sách điện tử còn chậm. Trả lời cho câu hỏi "Tại sao xuất bản điện tử và sách điện tử chưa phổ biến ở nước ta?". Ông Đinh Quang Hoàng, Giám đốc điều hành của Waka, cho rằng việc phát triển xuất bản điện tử nói chung và sách điện tử nói riêng, ngoài tâm huyết của các đơn vị trong ngành xuất bản, cần nhiều yếu tố khác.

 Như vậy, đã đến lúc, để văn hóa đọc phát triển đi vào thực chất, các nhà xuất bản và bản thân mỗi người cầm bút đều phải xác định rõ " gu" đọc sách của đối tượng mình hướng đến để có thể quyết định viết gì, xuất bản sách gì, từ đó kích thích văn hóa đọc phát triển phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Phương


Có thể bạn quan tâm