April 16, 2024, 8:59 pm

Biến khó khăn thành cơ hội trau dồi nghề nghiệp

Chưa có năm nào, vào thời điểm hiện tại, không khí nghệ thuật cả nước lại chịu cảnh đìu hiu như hiện nay: Các sân khấu tạm đóng cửa, các hoạt động biểu diễn, triển lãm nghệ thuật tạm dừng vô thời hạn. Khán giả đói nghệ thuật, còn nghệ sĩ đói sân khấu.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU ĐỨNG VÌ COVID-19

Có lẽ nghệ sĩ Hồng Vân là người đầu tiên chủ trương đóng cửa tạm thời sân khấu vì dch, SARS-CoV-2, thường được gọi là Covid-19. Ngày 31/1/2020, NSND Hồng Vân đã thông báo tạm đóng cửa hai sân khấu Phú Nhuận và Chợ Lớn. Thời điểm đó, nước ta mới xuất hiện 5 trường hợp dương tính với Covid-19. Thế nhưng, khi vừa mở cửa trở lại, sau hai tuần hoạt động, chị lại phải thông báo đóng cửa sân khấu lần thứ hai, vì lượng khán giả đến xem giảm đáng kể, và vì chung tay với cộng đồng phòng chống dịch bệnh.

Cho đến nay, hầu hết các hoạt động nghệ thuật trên cả nước đều phải tạm dừng. Ở Hà Nội, các nhà hát nghệ thuật truyền thống buộc phải tạm đóng cửa, hủy bỏ nhiều đêm diễn, thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng. Mặc dù, đầu năm là thời điểm mà nghệ thuật truyền thống rất thu hút khán giả. Đặc biệt, năm nay các nhà hát nghệ thuật sân khấu lại nhận được nhiều đơn đặt hàng.

NSND Chu Lượng, quyền giám đốc nhà hát Múa Rối Thăng Long cho biết: “Những tháng đầu năm, chúng tôi có nhiều chương trình đặc sắc để phục vụ người dân và du khách quốc tế. Tuy nhiên đã phải hoãn bỏ vì dịch Covid-19. Dù biết đóng cửa nhà hát chỉ một tháng đã thiệt hại lên tới 3-4 tỷ đồng, nhưng sức khỏe của đội ngũ nhân viên và nghệ sĩ phải được đặt lên hàng đầu”. Nhà hát Tuồng Việt Nam là một đơn vị “đắt hàng” nhất với các hợp đồng biểu diễn tại các sự kiện lễ hội. Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc: “Nhà hát Tuồng Việt Nam mới chỉ kịp biểu diễn tại lễ hội gò Đống Đa rồi sau đó phải đã phải tạm dừng tất cả các hợp đồng đã ký biểu diễn tại các lễ hội như Bắc Ninh, Hà Nam. Có những địa phương như Hải Dương đã đặt tiền, cũng chuyển trả tiền cọc…”. Rạp Hồng Hà (Hà Nội) cũng đã phải đóng cửa. Diễn viên của nhà hát chỉ còn lương cơ bản do nhà nước chi trả. Các khoản thu khác đều cắt giảm do không còn nguồn thu từ hoạt động biểu diễn. Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng đã “đóng cửa” để phòng tránh dịch. Đây có lẽ cũng là nhà hát lao đao nhất vì không có nhà hát riêng để biểu diễn nên đã ký hợp đồng địa điểm biểu diễn với các đơn vị khác trong 3 tháng đầu năm. Theo ước tính thì tới 50% số buổi biểu diễn trong chỉ tiêu hằng năm của nhà hát sẽ hoàn thành vào dịp đầu năm. Việc dừng biểu diễn đồng nghĩa với nỗi lo không đạt chỉ tiêu diễn cho cả năm. Nhà hát Tuổi trẻ cũng không ngoại lệ. Ns. Sĩ Tiến, Phó giám đốc Nhà hát chia sẻ: Đời sống của nghệ sữi gặp nhiều khó khăn khi chỉ còn lương cơ bản được duy trì. Mức lương ấy khó để các nghệ sĩ cầm cự trong lâu dài. Do đặc thù nghề nghiệp, các nghệ sĩ là người dễ bị tổn thương nhất mùa dch này”…

Đối với các nhà hát tư nhân, các sân khấu kịch xã hội hóa, khó khăn càng chồng chất. Đạo diễn Nguyễn Phi Tuấn, Giám đốc Nhà hát Múa rối và Nghệ thuật cổ truyền “Cố đô Huế” cho biết: Trước tình hình dịch bệnh, nhà hát buộc phải cho nhân viên tạm thời nghỉ việc với mức hỗ trợ khiêm tốn. “Các nghệ sĩ biểu diễn, nghệ thuật truyền thống đã nghèo, giờ thế này nữa. Không biết sau dịch họ còn bám trụ hay đi kiếm nghề khác. Nghề này quả thật bấp bênh”. – Ông Nguyễn Phi Tuấn buồn rầu chia sẻ. Đây là nhà hát múa rối tư nhân thứ hai trên cả nước, được thành lập với số vốn hàng tỉ đồng. Từ khi thành lập đến nay, nhà hát chủ yếu phục vụ khách du lịch.

Điện ảnh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Trong khi điện ảnh thế giới thất thu hàng tỉ đô la, thì ở Việt Nam, các cụm rạp chiếu phim trên cả nước, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cũng phải đóng cửa, nhiều bộ phim cũng lùi lịch phát hành. Ví như bộ phim đang được mong đợi trong dp này là Trạng Tí cũng vừa công bố sẽ rời lịch phát hành sang dịp Tết Tân Sửu 2021 thay vì kế hoạch ban đầu là ra rạp vào dịp 30/4/2020… Nhìn chung, việc buộc phải lùi thời điểm phát hành phim là một quyết định khó khăn đối với bất kỳ nhà sản xuất nào, nhưng tuân thủ các biện pháp phòng tránh đại dịch toàn cầu phải là ưu tiên hàng đầu.

 

CƠ HỘI ĐỂ TRAU DỒI KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Nghệ sĩ Xuân Bắc, Nhà hát Kịch Việt Nam, chia sẻ: Thời điểm này, tuy không biểu diễn phục vụ khán giả nữa, nhưng chúng tôi không để thời gian chết, đây chính là khoảng lặng để các nghệ sĩ xây dựng các bước phát triển mang tính chiến lược trong tương lai, xây dựng quy chế vận hành, những việc mà trước đây do bận biểu diễn mà chưa có thời gian tập trung.

Ở phía Nam, các nghệ sĩ cũng không để thời gian chết, nhiều ý tưởng sáng tạo được triển khai, như tạo các kênh YouTube để có thêm đất diễn: Sản xuất các MV, tiểu phẩm và dòng phim web drama. Đặc biệt, đề tài của các chương trình đều tập trung kêu gọi sự chung sức, đồng lòng để đẩy lùi dịch bệnh. Các nghệ sĩ cũng sử dụng mạng xã hội, thành lập những nhóm hàng trăm thành viên và hàng chục bài viết tích cực mỗi ngày về phòng chống virus Corona.

Ông bu Hunh Anh Tun, Sân khu IDECAF, cho biết: các diễn viên và công nhân sân khấu đã dành thời gian này để tái tạo năng lượng. Nói chung đây là giai đoạn thử thách để mỗi cá nhân nghệ sĩ năng động hơn trong việc góp phần đẩy lùi dịch, đồng thời chọn phương án tốt nhất cho sáng tạo nghệ thuật”. Sân khấu Hoàng Thái Thanh của nghệ sĩ Ái Như - Thành Hội cũng dành thời gian này để đầu tư chất xám, thực hiện các bước biên kịch để hoàn thiện các kịch bản. NSƯT Mỹ Uyên, Giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ Tp. Hồ Chí Minh, đã có kế hoạch dàn dựng vở mới cho sàn diễn Nhà hát Sân khấu nhỏ (5B). Các nghệ sĩ cũng áp dụng việc trao đổi kịch bản qua online hoặc hệ thống trực tuyến.

Cũng cùng thời điểm, sân khấu cải lương Thành phố Hồ Chí Minh tranh thủ thời gian chuẩn bị cho hai cuộc thi: Cuộc thi Tài năng trẻ toàn quốc 2020 và Giải thưởng Trần Hữu Trang 2020.

Trong lúc đó, với các họa sĩ, một triển lãm và đấu giá online đã được tổ chức, với thông điệp “Họa sĩ chung tay đẩy lùi Covid” sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 25-3 tại Facebook Viet Art Exchange - Đây là nhóm chia sẻ các tác phẩm nghệ thuật gốc của họa sĩ Việt Nam. Triển lãm có sự tham gia của 60 họa sĩ trong nước với hơn 100 tác phẩm khai thác nhiều đề tài khác nhau như phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống đô thị… được thể hiện tfeen các loại chất liệu sơn dầu, acrylic, sơn màu nước, lụa… Được biết, 50% tổng số tiền bán tranh sẽ được dùng vào việc ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nước ta thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn dịch. Nghệ sĩ lúc này hơn bao giờ hết chính là chung tay cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch bệnh. Đặc biệt, họ là người của công chúng, mọi hành động, lời nói đều ít nhiều ảnh hưởng đến số đông. Và nhìn ở khía cạnh tích cực, thời gian các hoạt động nghệ thuật tương tác như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc… đang tạm ngưng, thì nghệ sĩ biến nó thành cơ hội để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

Nguồn Văn nghệ số 14/2020


Có thể bạn quan tâm