April 25, 2024, 5:16 am

Đường đua phim Tết

Năm 2020 được cho là năm mất mùa ca phim Tết, khi nhiều dự án phim được sản xuất trong nước, thậm chí loạt phim “bom tấn" được dự báo khiến cho thị trường phim Tết 2020 bùng n đã không thể ra rạp do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19. Bước sang mùa phim Tết 2021, những yếu tố bất lợi vẫn còn nguyên khi dịch bệnh đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu. Điều đó đồng nghĩa vi việc sẽ không có phim “bom tấn” ngoại ra rạp trong dịp Tết. Đường đua phim Tết 2021 sẽ dành riêng cho phim Việt. Và đây chính là cơ hội hiếm hoi để phim Việt có thể tỏa sáng và ghi điểm ngay chính trên sân nhà.

ĐỊNH HÌNH NHỮNG GÓC NHÌN “ĐỘC” VÀ “LẠ”

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường phim Tết Tân Sửu đã ghi nhận 4 bộ phim sẽ chính thức ra rạp: Trạng Tí phiêu lưu ký, Bố già, Lật mặt 5:48H, Gái già lắm chiêu V: Những cuộc đời vương giả. Theo đánh giá chung của giới phê bình nghệ thuật, những bộ phim nói trên, ngoài sự đầu tư kỹ lưỡng, đa dạng về đề tài, thể loại, phim còn quy tụ dàn diễn viên tên tuổi trong làng điện ảnh hiện nay. Những công đoạn hậu kỳ và ngay cả trailer phim (đối với những phim mới sản xuất trong năm) cũng đã được hoàn tất, thậm chí xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội, qua những lát cắt giới thiệu về phim và những khoản kinh phí khổng lồ được nhà sản xuất đầu tư kèm theo những bình luận mang tính ăn thua, như thể đây chính là “ván bài lớn” của các đạo diễn.

Việc giữ bí mật đến phút chót, hay nửa kín, nửa hở về chuyện “bếp núc” của những bộ phim Tết đã đem lại một hiệu ứng tích cực, đó là sự tò mò, háo hức cho người xem. Đồng thời cho thấy, sự nghiêm túc, tôn trọng khán giả của các nhà làm phim Việt Nam hiện nay. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh dấu chấm hết cho thời kỳ làm phim mì ăn liền, chạy theo thị hiếu đám đông, gây cười nhảm nhí, để thay vào đó là những nỗ lực tự làm mới, nâng tầm phim Việt qua đề tài, đầu tư bối cảnh, diễn viên... hướng đến những giá trị đích thực.

NHỮNG CÂU CHUYỆN RẤT “ĐỜI”

Bố già phiên bản điện ảnh không khai thác câu chuyện của thế giới ngầm hay xã hội đen như nhiều nhà làm phim lựa chọn để có được sự “an toàn” về doanh thu phòng vé. Bố già chọn mảng đề tài tâm lý xã hội, trong đó khai thác triệt để những xung đột về khoảng cách thế hệ giữa cha và con cùng những bi kịch gia đình. Nhân vật chính trong phim là người cha có lòng thương con vô bờ bến nhưng với tính cách khắt khe và những quan niệm sống được cho là “không theo kịp” với giới trẻ - những đứa con đã khiến mâu thuẫn gia đình ngày một trở nên gay gắt.

“Bố già” rơi vào sự bế tắc với nhiều tình huống dở khóc, dở cười. Còn những thành viên khác trong gia đình, mỗi người một quan niệm sống và họ luôn vì cái Tôi to đùng của chính mình. Việc hòa hợp với vợ con, cũng như lăn lộn ngoài xã hội, xoay vần cùng hàng loạt câu chuyện mưu sinh khiến cho “Bố già” trở thành nhân vật đại diện cho những ông bố, bà mẹ xã hội hiện đại, trĩu nặng lo toan song cũng sẵn sàng thay đổi, nhập cuộc để giữ gìn mái nhà bình yên cho các con. Sử dụng chuyện xưa tích cũ vốn gần gũi với hầu hết người xem, hai đạo diễn Bảo Nhân và Namcito đã giúp người xem trải nghiệm đủ những hỉ, nộ, ái ố của cuộc đời trong Gái già lắm chiêu V - Những cuộc đời vương giả. Chia sẻ trước công chúng yêu điện ảnh về những “đim cngca phim, Bảo Nhân và Namcito cho biết, chuyện phim là một thế giới khá thú vị và khác biệt, đó là giới thượng lưu với những cuộc đời vương giả mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Bên cạnh sự xa hoa của cuộc sống đế vương, những cuộc tranh giành ân sủng, quyền lực trong cuộc chiến gia tộc cũng được khắc họa vô cùng đậm nét: “Cấm cung cũng như một ván cờ, nơi nhà vua với quyền lực tối thượng, và hoàng hậu với sức mạnh vô song”, “Chỉ con phượng hoàng bản lĩnh nhất mới có khả năng tái sinh từ đống tro tàn”... bất chấp những chuẩn mực về luân thường đạo lý.

Phim khởi quay chủ yếu tại Huế, khai thác triệt để những di tích lịch sử như Tử Cấm Thành, Nhật Thành Lâu, cung An Định. Đồng thời có sử dụng nhiều hiện vật, đồ vật triều Nguyễn từ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, do đó đã tạo sức hút mạnh mẽ cho phim. 

Trạng Tí phiêu lưu ký mở ra chuyến phiêu lưu đến thế giới thần tiên kỳ ảo của bộ tứ Tí - Sửu - Dần - Mão với phần đồ hoạ vô cùng ấn tượng. Dù trước đó phim có gặp rắc rối về vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, những trông đợi và sự háo hức của công chúng dành cho bộ phim vẫn không vì vậy mà thuyên giảm. Trạng Tí, xuất hiện với những lời trêu chọc của bọn trẻ trong làng vì yếu tố lạ thường về sự ra đời của cậu. Với quyết tâm chứng minh cho mọi người thấy mẹ con Tí đã nói sự thật, bộ tứ cùng nhau khăn gói lên đường tìm thầy Thích Thông Tuệ - người được dân làng tin rằng am hiểu hết tất cả mọi thứ trên đời. Trên đường đi, nhóm bất ngờ bị bọn sơn tặc bắt giữ và ép buộc tham gia một thử thách mà có thể đánh đổi bằng cả tính mạng tại hang Thần Hổ. Bằng kỹ năng võ thuật phi thường, Tí đã xuất hiện và đối mặt với bọn cướp để giải cứu nhóm. Tuy nhiên, để quá trình giải cứu được thành công, Tí và nhóm đã phải vượt qua thử thách oái oăm của hai ông Thần giữ cổng để có thể vượt qua: “Một kẻ dối lừa, một người chân thật, ngươi hỏi một câu, chọn chìa khoá sống”. Và với trí thông minh của mình, Tí đã trả lời được câu hỏi và tiến gần hơn với sự thật mà mình đang tìm kiếm.

Lật mặt 5:48h là phần mới nhất của Lật mặt, loạt phim điện ảnh nhiều năm liền có doanh thu cao do Lý Hải biên kịch và đạo diễn. Phim khai thác bối cảnh sông nước miền Tây qua hành trình về thăm mẹ của Vy cùng bạn trai Huân và nhóm bạn đồng nghiệp. Tất cả đã bị “khách” - từ đặc biệt chỉ “ma” trong ngôi nhà của Vy làm cho kinh hãi. Bí mật trong ngôi nhà và cuộc đời của Vy dần được hé lộ. Vy lên Sài Gòn lập nghiệp khi cha Vy tự tử do bị siết nợ, nhà chỉ còn mẹ và em trai nương tựa lẫn nhau, bởi vậy gia đình từ phố chuyển về vùng sâu hẻo lánh sống nhờ nhà người thân.

Phim mang thông điệp về tình mẫu tử, ca ngợi đức hi sinh và công lao trời biển của đấng sinh thành, đồng thời nhắn nhủ đến tất cả những người con, đặc biệt là các bạn trẻ, hãy yêu thương cha mẹ mình khi còn có thể.

Góp mặt với 4 bộ phim nói trên, Công ty cổ phần Nghe nhìn Thăng Long với thương hiệu hài dân gian mùa phim Tết cũng sẽ trình làng hai tác phẩm Thói đờiKhi Cuội… yêu do đạo diễn Trung Trần dàn dựng. Những bộ phim Tết mang những thông điệp thấm đẫm tính nhân văn. Hy vọng sẽ đem đến gia vị cho những ngày Xuân ấm áp và một cái Tết đoàn viên đủ đầy.

Nguồn Văn nghệ số 3/2021

 


Có thể bạn quan tâm