April 20, 2024, 10:46 pm

Dừng lại bến sông

1

Hài cốt dưới nấm mộ hoang còn lại trong khu vườn nhà tôi, rồi thì thân nhân của người quá cố ở tận Quảng Ngãi cũng lần mò tìm đến và bốc đi. Đã hơn nửa thế kỷ rồi, những đứa trẻ sinh ra vào thời đó giờ đã lên hàng lão. Thực hư thế nào quả không dễ tường minh, bởi chính tôi là người gần gũi nhất mà cũng còn ấm a ấm ớ. Nhưng rồi lại nghĩ, ai mà chẳng cần sự an ủi và bằng lặng cho tâm hồn. Thì thôi, nếu như có sự nhầm lẫn nào đó, bao nhiêu lỗi lầm tôi xin nhận hết về phần mình.

Minh họa của NGÔ XUÂN KHÔI

Người nhà kẻ xấu số tìm đến xã Sơn Phú của tôi, lân la dò hỏi chỉ với một bằng chứng duy nhất là lá thư viết tay đã phủ màu thời gian, với nội dung vỏn vẹn:

Kiến Hòa: ngày12 tháng 10 năm 1964

“Con hiện đang ở xã Sơn Phú, quận Giồng Trôm, tỉnh Kiến Hòa.”

Con

Phạm Hữu

Bên quán cháo lòng bà Tám Thiện ngay đầu chợ xã, người ta xúm đen xúm đỏ quanh một bà lão, hai người phụ nữ và ba người đàn ông cùng đi trên chiếc Inova 7 chỗ, với nhiều sự cảm thông chia sẻ hơn là hằn thù oán hận. Bởi họ là thân nhân của người lính Cộng hòa, và chắc hẳn anh ta đã từng gieo rắc thương đau cho không ít gia đình người dân ở quanh đây. Nhưng cũ xưa quá rồi, ai hơi đâu oán hờn làm gì nữa.

- Sao trễ quá vậy? Gia đình mình không thể đi tìm sớm hơn được sao?

- Nghèo khó quá, tiền bạc đâu mà đi cậu. Lại nữa, chúng tôi rất sợ bởi chú tôi là lính Cộng hòa…

Giọng bà con miền ngoài nói thật khó nghe-không, phải nói là nghe được, nhưng… không hiểu gì cả! Tôi phải bảo chị phụ nữ lặp đi lặp lại đến ba lần mới hiểu hết ý nghĩa câu nói của chị.

- Sao không liên hệ với những nhà ngoại cảm hỗ trợ, ngộ nhỡ như không gặp được tôi thì sao?

- Chúng tôi không dám làm phiền đến họ! Bởi, như đã nói với anh…Trong khi đó, họ thì lại...

Thật may mắn cho những người bạn miền Trung, bởi hồi còn sống ba tôi vẫn từng nói về lai lịch của hai nấm mộ hoang trong khu vườn nhà. Thật ra ba tôi nào có biết gì đâu. Mọi thông tin liên quan tới chúng, đều do người bạn mới quen sau này của ba kể lại, từ khi gia đình tôi hồi cư về đây.

Nhà tôi tọa lạc trong khu vườn dừa cặp dòng Hàm Luông. Giờ gọi vườn chớ mấy năm sau Đồng khởi, cả nhà tôi tản cư lên Sài Gòn và chẳng bao lâu sau nó biến thành vạt rừng hoang. Nghe nói, bộ đội và du kích địa phương vẫn thường trú đóng trong ấy và dùng bến nước kề bên để liên lạc qua lại phía cù lao Ốc, cù lao Long Thành… Hồi còn sống ba tôi vẫn hay nhắc nhớ, đến đời của tôi nữa tại quê xứ này là đúng năm thế hệ, tất nhiên đến mấy đứa con tôi sau này nữa là thế hệ thứ sáu. Cụ sơ đặt tên con nghe thật ngộ nghĩnh, khác người. Bốn người con của mình, ông đặt lần lượt là Dừng Lại Bến Sông. Cụ cố của tôi là người cuối cùng-Năm Sông hay Hương sư Sông cũng là một. Giờ thì khang trang trù phú, chớ mấy năm sau chiến tranh vẫn còn xơ xác điêu tàn bom đạn. Sau ngày đất nước thống nhất ba tôi đùm túm dắt cả nhà hồi cư. Chiến tranh dai dẳng, bà con xóm làng xiêu lạc mỗi người một phương. Ngày về, ba tôi lấy làm lạ khi thấy ngay ở đầu Xẽo Trâm cuối khu vườn nhà xuất hiện hai nấm mộ đất. Dò hỏi chòm xóm xung quanh cũng chẳng ai tỏ tường, mỗi người “hư cấu” một kiểu. Cho đến ngày kia, có ông lão câu tôm cập xuồng ghé vào nhà tôi xin nước ngọt để trữ dưới xuồng…

2

 


Có thể bạn quan tâm