April 19, 2024, 10:45 am

Động lực tích cực và đáng kể của quan hệ “Đối tác toàn diện”

Một tin tốt đối với quan hệ song phương Việt - Mỹ: Ngày 22/3/2021, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với ông Kurt Campbell, Điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ; cảm ơn và đánh giá cao đóng góp của Điều phối viên Kurt Campbell cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong nhiều năm qua; đồng thời bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, an ninh, phát triển, thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới.

Chính quyền Joe Biden có thể tìm cách giảm bớt những quan ngại của Việt Nam để củng cố hơn nữa hậu thuẫn của Hà Nội đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Về phần mình, Việt Nam có thể hưởng ứng với thái độ cởi mở hơn đối với chính quyền mới tại Mỹ và những thay đổi tiềm tàng trong cách tiếp cận của Washington trong những năm tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Biden tại buổi chiêu đãi năm 2015

Nhiều bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực

Về phía Hoa Kỳ, ông Kurt Campbell khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng quan hệ với Việt Nam, đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021. Mỹ mong muốn hai bên hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các cơ chế khu vực và quốc tế về các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục phát triển ổn định, đi vào chiều sâu; khẳng định với nền tảng quan hệ đã được hai bên nỗ lực gây dựng nhiều năm qua và trên cơ sở, nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi”, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Trong một diễn biến liên quan, Mỹ và Việt Nam cũng đang tiến hành một số chương trình có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng đối với việc hỗ trợ an ninh và hợp tác trong khu vực

Còn theo hãng tin AFP, trích dẫn lại thông cáo của Nhà Trắng ngày 26/3/2021, nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink, một người có thể nói hai ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Nhật, đã được Tổng thống Joe Biden đề cử làm trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, một chức vụ ngoại giao cao nhất tại châu Á của chính quyền Biden. Quyết định đề cử đại sứ Daniel Kritenbrink của Tổng thống Joe Biden sẽ còn phải chờ Thượng viện phê chuẩn. Đại sDaniel Kritenbrink tháng trước đã khiến cư dân mng bt ngthích thú khi trong dp Tết ctruyn ca người Vit, ông đã tự đặt li cho video nhc rap để gi thông đip chúc mng năm mi ti mi người. 

Đề cnhân snày được đưa ra trong bi cnh căng thng leo thang trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh về nhiều vấn đề, từ nhân quyền, thương mại cho tới các động thái quân sự của Trung Quốc. Tuần trước Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia của ông Joe Biden, đã có vòng đối thoại đầu tiên rất căng thẳng tại Alaska với các quan chức cấp cao của Trung Quốc.

Âm vang từ một câu Kiều

Hiển nhiên, chính sách của chính quyền Biden đối với Việt Nam không thể tách khỏi chính sách của Mỹ đối với châu Á nói chung. Biden sẽ chủ trương một phiên bản cập nhật, cứng rắn hơn của chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” thời Tổng thống Obama, đường hướng và việc thực thi ít ra cũng sẽ coi trọng các lợi ích khu vực hơn. Ngay khi tin ông Biden thắng cử tổng thống Mỹ, dư luận cả ở Việt Nam lẫn ở Mỹ đã chia sli tin ca báo Việt Nam hi tháng 7/2015. Tại cuộc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức ở Washington, Phó Tổng thống Joe Biden lúc ấy đã dẫn câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để nói về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

Trong lĩnh vực an ninh vùng cũng vậy, Hoa Kỳ đã tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác với các nước vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 16/03/2021 ngay tại Nhật Bản, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không ngần ngại lên tiếng chống lại việc sử dụng các thủ đoạn “cưỡng bức và gây hấn”, cho rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông khiến cho căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ - Trung. Ông Blinken đã cảnh cáo: “Chúng tôi sẽ trả đũa nếu cần thiết khi Trung Quốc sử dụng biện pháp ép buộc và gây hấn để đạt được mục đích của mình”. Trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 16/03/2021, chuyên gia Mỹ Derek Grossman thuộc Trung tâm tham vấn Rand Corporation cho rằng, với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ - Việt sẽ tiếp tục chiều hướng đi lên, vượt qua một số trở ngại nhất định.

Theo ông Grossman, những dấu hiệu đầu tiên mà chính quyền Biden bộc lộ về chính sách châu Á của Mỹ “hết sức tích cực” đối với Việt Nam. Có vẻ như chính quyền của ông Biden về cơ bản sẽ duy trì chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Trump, giữ cho liên khu vực này được “tự do và rộng mở” (FOIP), tránh để bị Trung Quốc lấn lướt, nhưng với lời lẽ nhẹ nhàng hơn và nhấn mạnh hơn trên tinh thần tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác. Theo chuyên gia Mỹ, dưới thời Donald Trump, Việt Nam là một nước nhiệt tình ủng hộ chiến lược FOIP của “Bộ tứ”, dù không tuyên bố công khai để tránh những phức tạp về ngoại giao một cách không cần thiết. Hà Nội đánh giá cao sự tập trung chú ý của Washington vào khu vực, đặc biệt trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Việt Nam hoan nghênh sự giúp đỡ của Mỹ thông qua các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) và thông qua các tuyên bố chính thức. Và chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày lên nắm quyền, chính quyền Biden đã tiến hành ba chiến dịch tự do hàng hải được tiết lộ công khai ở Biển Đông, hai lần gần Trường Sa và mt lnvùng Hoàng Sa. Ngoài ra, Ngoại trưởng Antony Blinken còn tái khẳng định sự chuyển hướng chính sách Biển Đông mà người tiền nhiệm Mike Pompeo loan báo vào tháng 7 năm 2020 để công nhận sự tồn tại và tính hợp pháp của các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các bên phản đối yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, chỉ dựa trên quyền lịch sử, trái với luật lệ quốc tế.

 

Động lc tích cc…

Cuối cùng, Hà Nội có thể hài lòng trước quyết định gần đây của Chính quyền Biden về việc đặc biệt nêu tên Việt Nam là một đối tác chính ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong bản “Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” công bố ngày 3/3/2021, Chính quyền Biden tuyên bố rõ rằng: “Chúng ta sẽ… làm việc cùng với New Zealand, cũng như Singapore, Việt Nam và các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), để phát huy các mục tiêu được chia sẻ”.

Chuyên gia Mỹ nói trên cho rằng đối với Việt Nam, có thể có một số lo lắng nhất định về hậu quả tiềm tàng của việc liên kết chặt chẽ hơn với Chính quyền Washington. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những khúc mắc từ thời Donald Trump. Chúng ta có thlo ngi vvic liu chính quyn Biden có hành động nhm vào Vit Nam vì nhng cáo buc tn ti tthi ông Trump?

Ngay cả trên vấn đề Biển Đông, Việt Nam cũng rất chú ý đến các động thài từ Mỹ. Sau cuộc họp cấp bộ trưởng “Bộ tứ” vào 18/2, thông cáo mà Washington đưa ra lại không đề cập đến vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, thiếu sót đó đã được bổ sung với Tuyên bố của chính quyền Biden sau “Thượng đỉnh Quad” lần đầu tiên ngày 12/3. Tuyên bố đó đã ghi rõ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt như được phản ánh trong Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS và tạo điều kiện cho sự hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, để đối phó với những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật pháp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Nhà nghiên cứu người Mỹ kết luận: Về tổng thể, tất cả những thách thức trong quan hệ song phương đều có thể vượt qua được nhờ động lực tích cực và đáng kể của quan hệ “Đối tác toàn diện” Mỹ - Việt. Trong tương lai, Chính quyền Biden có thể tìm cách giảm bớt những quan ngại của Việt Nam để củng cố hơn nữa hậu thuẫn của Hà Nội đối với chiến lược FOIP của “Bộ tứ”, chẳng hạn như sẽ thiết kế một chuyến thăm cấp cao Việt - Mỹ. Về phần mình, Việt Nam nên có thái độ cởi mở hơn đối vi chính quyn mi ti Washington và nhng thay đổi tim tàng trong cách tiếp cn ca Washington trong 4 năm ti.

Nguồn Văn nghệ số 14/2021


Có thể bạn quan tâm