March 29, 2024, 8:32 am

Điện Biên Phủ trong văn học và thi ca Pháp

Toàn cảnh buổi toạ đàm.

Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace tại Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm song ngữ Pháp - Việt về vị trí của Điện Biên Phủ trong văn học và thi ca ở cả Pháp và Việt Nam, do nhà sử học Pierre Journoud thực hiện. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” của quân và dân ta cách đây 65 năm (1954-2019) là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

 

Đã 65 năm trôi qua nhưng những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được các học giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Cùng với đó, rất nhiều sách, tài liệu về Điện Biên Phủ đã ra đời để độc giả có thêm cơ sở đánh giá, nhìn nhận đa chiều về sự kiện lịch sử này.

Theo đó, chiến tranh Việt Nam và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, dưới con mắt của nhà thơ và tiểu thuyết gia Marc Alexandre Oho Bambe, chính là những trang tiểu thuyết còn nóng hổi mùi thuốc súng, bom đạn và cr tình yêu lãng mạn của người lính Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, ông đã đọc đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình có tựa đề “Điện Biên Phủ”. Ông chia sẻ rằng trong hai mươi năm, tâm trí ông đã lang thang ở nơi này và nó khiến ông ám ảnh. Cuối cùng ông cũng trở về để tìm lại ký ức đã mất. Một sự lưu vong của chính mình. Marc Alexandre chia sẻ: “Không biết có phải là cái cớ hay không, nhưng điều chắc chắn là từ lâu, tôi đã muốn viết về tình yêu. Tôi đã đưa tình yêu vào thi ca nhưng chưa bao giờ kể một câu chuyện dài, chưa bao giờ thám hiểm nhiều khía cạnh phức tạp của tình yêu, về muôn mặt và muôn vạn sắc màu trong cái tình cảm ấy. Điện Biên Phủ cho phép tôi đi đến tận cùng, đạt đến đích đã vạch ra. Đó là mối tình Alexandre dành cho Mai Lan, một cô gái Bắc Kỳ luôn luôn đồng hành với mình trong tâm tưởng suốt 20 năm sau khi từ giã Điện Biên Phủ. Đấy cũng là tình yêu chân thực nhưng rất cô đơn giữa Alexandre với vợ là Mireille, là chuyện tình của ông Chô và người vợ. Đó là những mối tình trong chiến tranh”. 

Khi nói về vị trí của Điện Biên Phủ trong văn học Pháp, nữ Giáo sư Văn học Laurence Campa là giáo sư chuyên về văn học Pháp thế kỷ XX tại Đại học Paris-Nanterre cho rằng, văn học Pháp không quan tâm nhiều đến Điện Biên Phủ vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do là người ta muốn quên nó đi. Bà là thành viên của hội đồng khoa học Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất của Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Chiến tranh Đại Tây Dương của Péronne và đặc biệt  về Apollinaire. Bà cũng chỉ đạo Chương trình Thơ ca Đại chiến 1914-2018, được hỗ trợ bởi Đại học Paris Lumières và Chiến dịch kỷ niệm trăm năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bà cũng là tác giả của tập thơ “Cuộc đại chiến, kinh nghiệm chiến đấu và thơ ca” (NXB Classiques Garnier, 2010); “Tác phẩm Guillaume Apollinaire” (NXB Gallimard, 2013); “Album Cendrars” (Gallimard, tuyển tập “Bibliothèque de la Pleïade”, 2013) và tác phẩm “Colombe dưới mặt trăng” (NXB Stock, 2017).

Như vậy, người Pháp đã và đang kể chuyện Điện Biên Phủ theo nhiều cách. “Những cách tiếp cận về lịch sử qua ký ức, qua nghiên cứu hay bằng văn học đều bổ sung cho nhau, cho phép độc giả có thể nắm rõ việc tái hiện lịch sử một cách tổng thể khách quan. Trận chiến Điện Biên Phủ không chỉ tác động tới VN, Pháp mà tới cả thế giới. Đó là trận đánh của thế giới”, GS Pierre Journoud nhìn nhận.

Cùng thời gian này, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã  ra mắt cuốn sách " “Điện Biên Phủ: 13/3-07/5/1954” của tác giả người Pháp, Ivan Cadeau. Cuốn sách nắm trong Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tiếp cận, mua bản quyền, biên dịch và xuất bản bản dịch cuốn sách “Điện Biên Phủ: 13/3-07/5/1954” của tác giả Ivan Cadeau.

Cuốn sách gồm 7 chương: Chương 1- Cánh cửa cho một lối thoát danh dự; Chương 2: Chiến dịch mùa Thu năm 1953; Chương 3: Bản Kéo, Him Lam, Độc Lập và một số căn cứ khác; Chương 4: “Đó là vì ngày mai” (Ivan Cadeau sử dụng tuyên bố của De Castries trước Bộ Chỉ huy tham mưu Pháp về chiến dịch Điện Biên Phủ); Chương 5: Khủng hoảng tinh thần; Chương 6: Trận chiến trên năm quả đồi; Chương 7: “Tạm biệt ông bạn già” (Ivan Cadeau sử dụng lời nói của Cogny trong cuộc điện đàm với De Castrie vài giờ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ).

Phụ lục của cuốn sách còn đưa ra số liệu thống kê quân số Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953; số đạn dược của các đơn vị quân đội Pháp tham gia chiến dịch ngày 10/02/1954; quân số các đơn vị quân đội Pháp tham gia chiến dịch ngày 12/3/1954…

PV


Có thể bạn quan tâm