March 29, 2024, 5:15 pm

Đề xuất thành lập "Ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc"

Đề xuất thành lập Ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc được đưa ra tại tọa đàm “Văn hóa đọc và sự phát triển ngành xuất bản trong tương lai” do Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tổ chức. 

Theo đó, số liệu được đưa ra tại hội thảo cho thấy, tỉ lệ sách trên đầu người hiện nay tại Việt Nam chỉ chiếm từ 4,1 lên 4,6 cuốn sách /người/năm. Nếu so với thế giới, Việt Nam có thứ hạng không cao, do người dân đa phần không có thói quen đọc sách. Cũng số liệu hội thảo, cả nước hiện có 59 nhà xuất bản Nhà nước, ngoài ra là các công ty sách tư nhân khá hùng hậu đã và đang đóng góp cho sự gia tăng các đầu sách, đơn vị phát hành.v.v...

Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với sự phát triển của các đơn vị xuất bạn, nhà sách,  thì văn hóa đọc dường nhu vẫn dẫm chân tại chỗ. Trước đó, để tôn vinh văn hóa đọc, tạo dựng và lan tỏa thói quen đọc sách, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây được xem là hành động có ý nghĩa của Chính phủ, đồng thời là niềm vui lớn cho người yêu sách, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Song, gần 8 năm trôi qua, tỷ lệ người đọc sác vẫn ở mức thấp. Do đó, các chuyên gia cho rằng, để văn hóa đọc thực sự trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người, cần  tiến hành khảo sát định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hóa đọc; bổ sung một số điều khoản về nội dung phát triển văn hóa đọc vào Luật Xuất bản sửa đổi sắp tới; đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc; kiến nghị ngành giáo dục đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa… Bên cạnh đó, cần có giải pháp để mỗi gia đình xây dựng tủ sách gia đình và góc sách cho trẻ. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội sách đã có và các hội sách trực tuyến; kết nối và phát huy các nhóm dự án văn hóa đọc thiện nguyện… Phát triển các đường sách-phố sách tại các tỉnh, thành. Các nhà xuất bản, công ty sách phải có sự chuyển động mạnh mẽ và toàn diện cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Hay nói đúng hơn khi và chỉ khi chúng ta có được một cơ quan, tổ chức phụ trác vấn đề đọc sách và khuyến khích đọc sách của người dân, thậm chí cần thành lập "Ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc" thì văn hóa dọc sẽ có cơ hội thực sự phát triển

NP


Có thể bạn quan tâm