April 23, 2024, 1:08 pm

Đầu năm lại chuyện xuống moong

Trời rét ngọt. đường xuống moong sâu buổi sớm vẻ như thâm u hơn. Chuyện hạ moong của người thợ mỏ Cọc Sáu năm nay khiến tôi to mò về một danh từ xưa nay người ta thường chỉ dùng trong binh gia.

Giải quyết bùn là vấn đề bất khả kháng trong công nghệ khai thác mỏ lộ thiên. Hôm trong năm, ngồi với Nguyễn Văn Ninh, trưởng phòng kĩ thuật khai thác, một cán bộ trẻ trong đội quản lí đội ngũ kĩ thuật hiện tại ở công ty. Nghe Ninh dùng cụm từ “cô lập bùn để mà đánh”. Vấn đề liên quan tới mùa mưa năm 2020. Kế hoạch hạ moong hàng năm ở đây được lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, theo chu kì của thời tiết mưa và nắng! Tất nhiên phải có phương án dự phòng để điều chỉnh thích hợp cho mỗi năm. Nhưng tôi nghĩ, đây là mùa hạ moong rất đặc biệt. Đặc biệt đến độ khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Mùa hạ moong bao giờ cũng kết thúc vào trước Cốc vũ. Và lại bắt đầu vào cuối tháng 9, nghĩa là khi mùa mưa đã cạn và nước moong cũng hết. Người ta bước vào sản xuất quý IV với khí thế quyết định được thua cho kế hoạch cả năm.

Đường xuống đáy moong Cọc Sáu (2021)

Năm 2020, nghịch của thời tiết đã đem lại một hậu quả quá nghiêm trọng, nếu không nói là tệ hại. Cuối tháng 9, khi nước moong đã cạn, chỉ còn mặt bùn ở mức -262m. Người ta bắt đầu thực hiện tiến độ hạ moong, than bắt đầu ra. Giữa lúc đang hy vọng về một mùa than mới thì trời đổ mưa. Và mưa kéo dài tới tận trung tuần tháng 10, với vũ lượng trong 10 ngày lên tới 298ml, nước dưới đáy mỏ dâng cao tới 12m, lượng nước mưa trận cuối dồn xuống nửa triệu mét khối, nâng khối lượng nước phải bơm trong năm lên gần 7 triệu m3. Thế là lại tất bật đi bơm nước, nguy cơ không hoàn thành kế hoạch năm là có thật!

Phần còn lại của tháng 10, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phải cử ủy viên hội đồng thành viên xuống kiểm tra thực địa và chỉ đạo, tìm giải pháp tháo gỡ! Đó là vấn đề dịch bệnh Covid-19 khiến than tiêu thụ trì trệ, toàn ngành phải điều chỉnh giảm than sản xuất. nhưng riêng Cọc Sáu đã được điểu chỉnh về một số điểm đổ thải ngay trong lòng mỏ và được tạo điều kiện bán than gửi kho. Nhưng khó vẫn cứ khó vì sản xuất trở lại như hồi cuối tháng 9 thì đã bước sáng tháng 11. Kế hoạch bị đảo lộn tất cả, đáy mỏ cuối kì hạ moong năm 2019-2020 đã xuống tới -290m, bước sáng tháng 11. Mặt bằng bùn dưới đấy mỏ ở độ sâu -262m so với mực nước biển nước, nghĩa là 32 mét sâu là bùn. Nếu không mục sở thị, người ta khó có thể hình dung nổi cái khó tưởng chừng không thể vượt qua bởi một lẽ, miệng mỏ rộng 84.000ha, ở độ cao là +300m, mặt bùn loãng ở độ sâu -262m, vị chi là 562m chiều cao, diện tích đáy mỏ thu lại là 2ha.

Mở diện để treo bùn ư? Cực khó! Đây là vấn đề nan giải, người ta không thể khẳng định được điều gì trước hiện trạng này, kể cả nghĩ đến hoàn thành kế hoạch năm cũng rất khó nói. Nguy cơ không hoàn thành bởi lúc bán được than thì thời tiết đã ghìm chân Cọc Sáu lại. Nhưng trước khó khăn những lão luyện gia về khai thác Mỏ ở Cọc Sáu đã đưa ra quyết định hết sức táo bạo. Giải pháp “cô lập bùn” mà đánh! Theo Ninh, thực hiện biện pháp “cô lập bùn mà đánh”, Cọc Sáu đã phải dùng đến gần 1/4 triệu mét khối đất đá để thực hiện công việc đắp đê chia ô nhỏ bùn dưới đáy mỏ “mà đánh”. Tôi hỏi: “Tại sao không xử dụng bơm bùn”? Ninh trả lời: “Nếu dùng bơm bùn thì chắc chắn sẽ mất toi 20 ngày! Sẽ không còn đủ thời gian để thực hiện kế hoạch năm! Đồng nghĩa với việc không có than mà bán. Biện pháp này, giá thành thương phẩm đội lên nhưng còn hơn là chẳng có cái mà nuôi nhau và duy trì sản xuất! Thậm chí còn không có cơ hội để kịp thực hiện kế hoạch tiếp theo ở năm 2021”. Giải pháp “cô lập bùn mà đánh” của thợ mỏ Cọc Sáu ở mùa hạ moong năm 2020-2021 thật độc đáo. Nó đã giúp họ đưa được cả máy xúc, ô tô và xe gạt xuống đáy mỏ ngay trên bề mặt của 248.000m3 phủ kín cả bề mặt đáy mỏ dầy tới 32m sâu. Giải pháp “Cô lập bùn mà đánh” thành công đã giúp thợ mỏ Cọc Sáu khẳng định một trí tuệ không giới hạn của mình và gửi một thông điệp về tiếng nói của thời đại của họ! Họ đã bước qua cả nghịch lí của thiên nhiên, bước qua trùng trùng khó khăn để đi đến hoàn thành kế hoạch toàn diện cả năm 2020 vào ngày 30 tháng 12 với các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật như sau: Bóc xúc và vận chuyển xấp xỉ 25 triệu m3 đất đá; than sản xuất trên 2,6 triệu tấn; tiêu thụ trên 2,64 triệu tấn than các loại. hệ số bóc 14,59m3/tấn than; cung độ vận chuyển bình quân 4,802km; doanh thu bán than đạt trên 3.106 tỷ đồng; lương thu nhập bình quân 10,3 triệu đồng/người/tháng. Các chỉ tiêu nói trên đều đạt kế hoạch điều hành trong năm từ 100% trở lên.

Kế hoạch năm 2020 đã hoàn thành! Giá trị của lao động của người thợ mỏ Cọc Sáu được khẳng định! Hiện tại, họ đang bước vào thực hiện kế hoạch năm 2021 với các chỉ tiêu chính như sau: Bóc xúc và vận chuyển 2,4 triệu m3 đất đá; khai thác 1,9 triệu tấn than; sản xuất 1,1 triệu tấn than sạch từ sản phẩm ngoài than; tiêu thụ 2,98 triệu tấn than các loại; doanh thu 2.859 tỷ đồng; tiền lương bình quân trên 9.622.000đ/người/tháng; Riêng quý I năm 2021 phải tiếp tục xử lí 260.000m3 bùn trong 3 tháng. Mục tiêu chính vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, duy trì ổn định sản xuất, bóc được nhiều than dưới đáy mỏ và kết thúc mùa hạ moong 2020-2021 thắng lợi và an toàn dưới tầm sâu -300m so với mực nước biển. Nhưng trước tiên, họ đang tập trung sức người và thiết bị để hoàn thành tốt kế hoạch tháng 1 năm 2021 với chỉ tiêu: Than khai thác 180.700 tấn; bóc xúc và vận chuyển 3 triệu m3 đất đá; tiêu thụ 217.000 tấn than các loại.

Trong những ngày này tôi có dịp trở lại đáy mỏ Cọc Sáu. Bùn vẫn nằm ở hai ngăn lớn dưới đáy mỏ. Nhưng gần nửa đáy moong thời điểm trung tuần tháng 1 đã được giải phóng và đang ở độ sâu -276m. ở đây họ đang mở diện để khai thác than và tiếp tục xử lí bùn. Nhìn chung, sau những bừa bộn lo toan, người thợ mỏ Cọc Sáu đã thu được một kết quả bằng bao nhiêu nỗ lực của mình. Tại đây, tôi gặp Trần Sơn Hà, Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Nguyễn Tấn Long - Phó giám đốc phụ trách Cơ điện, Trần Quốc Toản - Quản đốc Phân xưởng vận tải ô tô số 2 (đơn vị chính làm nhiệm vụ vận chuyển than đất trong kế hoạch xuống sâu), Tạ Văn Thanh, Trưởng trung tập điểu khiển sản xuất… cùng ở một vị trí phía trên cận đáy mỏ, họ vừa quan sát để điều chỉnh từng vấn đề chưa hợp lí, chưa hiệu quả của các tài xế máy xúc đang điều khiển thiết bị hoạt động theo lệnh dưới đáy mỏ. Vừa quan sát theo dõi một chiếc xe vừa được cơi đít toa đang chạy thể nghiệm theo ý tưởng của Trần Sơn Hà. Nguyễn Tấn Long cho biết, ý tưởng này lần đầu tiên được áp dụng trên loại xe khung động HM400, có tải trọng 40 tấn do hãng KOMATSU sản xuất sẽ được triển khai lập tức vì kết quả cho thấy: Hiệu quả kinh tế rất cao trong vận chuyển bùn loãng có độ dốc cao như như khai trường này.

Khi thực hiện bài viết này, trao đổi về mục tiêu phấn đấu của công ty năm 2021. Giám đốc công ty cổ phần Than Cọc Sáu Nguyễn Văn Thuấn khẳng định: Ngoài vấn đề hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật nói trên. Công ty tiếp tục đẩy mạnh tinh thần thi đua nâng cao năng suất lao động và năng suất thiết bị, tiết kiệm chi phí tất cả các khâu sản xuất và phụ trợ. Tiếp tục thực hiện công tác tái cơ cấu, tinh giản bộ máy và lao động gián tiếp, đảm bảo An toàn – Vệ sinh lao động, cải thiện môi trường dân sinh tiếp giáp với khai trường và điều kiện làm việc cho người lao động trong công ty.

Nguồn Văn nghệ số 4/2021


Có thể bạn quan tâm