March 29, 2024, 10:44 pm

Danh xưng nhiều nhưng đóng góp được bao nhiêu

 

Có lẽ chưa bao giờ nhưng “nóng, lạnh” của nền kinh tế lại được các phương tiện truyền thông, mạng xã hội bàn luận, đăng tải nhiều như thời điểm hiện tại Nhất là những vụ án kinh tế liên quan đến các cán bộ cấp cao của Đảng. Nhà nước; những công trình, dự án nghìn tỷ bị đắp chiếu không khỏi khiến người ta xót xa về tiền thuế của dân đang bị lãng phí mà còn cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý của một bộ phận không nhỏ cán bộ được Đảng, Nhà nước giao trọng trách dẫn dắt các lĩnh vực ngành, các dự án trọng điểm nhằm phát triển nền kinh tế, những  đã bị gục ngã trước sức mạnh của đồng tiền và báo chí đã không ngần ngại khi giành cụm từ “quyền lực đang bị tha hóa” để cảnh báo vấn nạn này.

Song bên cạnh những dòng tin xám xịt ấy l ại có những điểm sáng lấp lánh mà người viết bài xin dẫn ra đây là tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư đề nghị Hội đồng chức danh cấp Nhà nước, Chủ tịch nước phê chuẩn tăng đột biến, khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có hay không quan hệ xin - cho trong quy trình xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư tại các hội đồng cấp cơ sở  hiện nay.

Và thông thường thì  những câu hỏi này sẽ nhanh chóng bị rơi vào quên lãng để nhường chỗ cho biết bao mối lo về cơm, áo, gạo, tiền. Nhưng lần này lại khác, đích thân Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo đục & Đào tạo rà soát lại quy trình xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư tại các hội đồng ngành, đồng thời kiến nghị sửa đổi quy trình nếu phát hiện những quy định không còn phù hợp. Kết quả đã có 94 hồ sơ xin công nhận chức danh không hợp lệ hay nói theo cách của những người trong cuộc là chưa đủ “điều kiện” để xét công nhận chức danh trong đó có cả những quan chức Chính phủ.

Tưởng rằng khi đã có cau trả lời về số hồ sơ vì sao tăng đột biến, về tình trạng “ngồi nhầm” , “công nhận nhầm” chức danh thì dư luận đã có thể yên lòng về tính minh bạch của hệ thống quản lý hành chính, nhưng không phải vậy.

Mới đây, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị) trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã không ngần ngại đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh về ngân sách Nhà nước hàng năm đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và có hay không tình trạng đề tài nghiên cứu khoa học bỏ ngăn kéo?". 

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng: "Bỏ ngăn kéo" là cách nói ví von, chúng tôi rất trăn trở về việc này". Bộ trưởng cũng mong các đại biểu chia sẻ bởi một số đặc thù khoa học có độ trễ, rủi ro, có những nghiên cứu cơ bản chỉ phục vụ công ích... Để giải quyết được một các hệ thống tình trạng "đề tài nghiên cứu bỏ ngăn kéo", Bộ đang tập trung rà soát lại, tái cơ cấu chuỗi nghiên cứu khoa học công nghệ. 

Rõ ràng với cách trả lời này, dư luận vẫn có quyền nghi ngờ về một cơ chế “xin- cho “ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều công trình nghiên cứu chỉ để làm đẹp thêm, đầy đủ thêm hồ sơ xin xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư nói trên, trong khi nguồn lợi từ các công trình nghiên cứu  khoa học đáng lý ra người dân phải là đối tượng được thu hưởng lại bị cất trong ngăn kéo.

Đây cũng chính thực trạng bằng cấp không đúng thực học đang trong tình trạng khó kiểm soát ở  nước ta  hiện nay. Thậm chí nạn bằng giả, học giả, đang trở thành rào cản kéo lùi sự phát triển của đất nước khi có tới 1/3 cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” khiến giá trị thực chất đi kèm với danh xưng đã và đang được dư luận xã hội đem ra soi rọi, không loại trừ cả những học hàm, học vị mà cá nhân ai đó được công nhận ở nước ngoài. Và mới đấy nhất, công bố của Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục & Đào tạo, hàng chục ngàn văn bằng có yếu tố nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam. Đây cũng có thể được coi là một minh chứng cho quyết tâm chống lại vấn nạn hư danh của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

 


Có thể bạn quan tâm