April 25, 2024, 6:03 pm

Đánh thức phế tích Hàm Long Tự

    "Về Hồng Lĩnh thăm chùa Hang. Nhớ Hàm Long tự mênh mang vui buồn. Vui là móng chùa còn vuông. Pháp sư Lê Thiệu đúc chuông xây chùa. Sư Lê Thiệu nhận lệnh vua. Làm căn cứ để phòng ngừa đánh Tây. Thầy Tả Ao chọn chốn này. Đắc địa huyệt đạo để xây mộ phần. Giặc Pháp đốt sạch chùa rừng. Diệt người yêu nước, rưng rưng núi Hồng. Bảy Bảy năm thành đất hoang .Chùa thành phế tích mang mang nỗi niềm. Tri ân vua, dựng đức tin. Xây chùa đúc tượng kệ kinh đất rồng. Dân Bắc Hồng luôn đợi trông. Hàm Long chùa mới miệng rồng thăng hoa".      
Bậc thành đầu tiên lên chùa
Nhân dân xây dựng một ngôi thờ tự nỏ nơi Hàm Long tự xưa
Tò mò với câu ca của ông Hoàng Văn Tịnh, người làng Vĩnh Gia thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc thường trú tại phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, chúng tôi leo núi Ngàn Hống lên thăm móng chùa Hàm Long năm xưa. Cô giáo Phan Thị Xuân, người ở phường Nam Hồng cùng ông Vũ Hữu Nuôi, quê xứ Nghệ người giúp việc cho thầy thuốc Đông y Lê Văn Anh sốt sắng mang đồ lễ dẫn đoàn. Theo sách xưa để lại chùa Hàm Long có từ 446 năm về trước, do dân làng xây dựng, sau này vua Hàm Nghi cho trùng tu, cử Pháp sư Lê Thiệu trụ trì. Tương truyền ngài Pháp sư có pháp thuật nhịn đói nhiều ngày và khinh công trên nước, được vua Hàm Nghi tin dùng. Biết Việt Minh ẩn nấp hoạt động, nên giặc Pháp đốt phá tan hoang chùa Qua chiến tranh qua thiên tai, chùa chỉ còn nền móng       
Bậc thành thứ 3 lên chùa
Ngói và gạch chùa xưa Hàm Long
Miếu Mẫu Liễu Hạnh
Giếng cổ chùa Hàm Long từng được dùng nấu ăn cho Vua Hàm Nghi và quan quân thời chạy lánh giặc Tây
Đi lên núi Hồng mà ngỡ như đi du lịch sinh thái và tâm linh một rừng thông xanh, dưới chân là dăm đá thạch anh rắc lối. Đi khoảng 150m từ dưới đường rừng bảo vệ hai ông Tịnh, Nguyên dâng lễ tại miếu Trình. Bên phải miếu là phiến đá xanh lưỡi rồng. Chùa ở độ cao khoảng 535m có 3 cấp thành. Lên bờ thành thứ hai gặp miếu Thánh Mẫu có phủ bóng gốc si. Theo thầy Đông y Lê Văn Anh, xưa kia Mẫu Liễu Hạnh có lời răn: Gắng lên con hãy gắng lên xây dựng. Kẻo ngày sau không có chỗ nương thân. Cô giáo Xuân dẫn chúng tôi lên bậc thành thứ ba dâng hương Mẫu Liễu Hạnh. Trên một chút bên phải là miếu thờ trên phần mộ Pháp sư Lê Thiệu. Miếu bình dị đắp bằng đá núi quanh năm xanh bóng cây. . Thuận theo tự nhiên những viên đá xanh xếp thành chữ Tâm như tâm ý của lòng người hướng Phật, hướng Mẫu, hướng Thánh. Cán bộ hưu trí, đạo hữu và nhân dân đã góp công góp của dựng tịnh thất đã 12 năm hương khói cầu nguyện quốc thái dân an nhân khang vật thịnh, núi rừng yên tịnh, hương linh anh hùng nghĩa sĩ, liệt sĩ siêu thăng. Cụ Phan Minh Hồng 93 tuổi ở xóm Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh là cháu nội của ngài Phan Minh Tùng là Thị giả của Pháp sư Lê Thiệu bộc bạch: Thủa nhỏ tôi theo cha Phan Tùng lên lễ Phật, thấy chùa có hai gian thờ Phật Thích Ca, A Di Đà, Tam vị Thánh hiền. Tôi còn giữ được cái ấn gỗ nhà chùa tên là Phụng Trung Ấn và cái mõ cổ hàng trăm năm. Nguyện vọng của gia đình chúng tôi và bà con, đạo hữu ở xứ sở núi Ngàn Hống xưa, Hồng Lĩnh nay sớm được lãnh đạo chính quyền ban ngành đoàn thể giáo hội, ban trị sự Phật giáo các cấp đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân trùng tu lại chùa Hàm Long một di tích lịch sử văn hóa tâm linh quan trọng bị lãng quên. Hồng Lĩnh nay, Ngàn Hống xưa, nơi có chùa Hàm Long từng che chở nuôi giấu Vua Hàm Nghi và quan binh yêu nước, thiết nghĩ  cần được trùng tu xây dựng. Đây chính là bổn phận của hậu thế  không chỉ nhằm tri ân người xưa  mà còn giáo dục cho thế hệ sau lòng yêu nước thương dân.

Có thể bạn quan tâm