April 25, 2024, 2:49 am

Đại hội Liên Chi hội Nhà văn các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025

Hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X

Ngày 3/10, tại trụ sở báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Liên Chi hội Nhà văn các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025. Đây cũng là Đại hội cơ sở có quy mô lớn nhất trong lộ trình tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X. Tới dự Đại hội có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; các Phó chủ tịch Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, và các ủy viên Ban chấp hành Khuất Quang Thụy, Nguyễn Bình Phương, cùng 185 trong tổng số 235 đại biểu là hội viên thuộc Liên Chi hội Nhà văn các cơ quan Trung ương. Đồng chí Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập, thay mặt Ban Biên tập báo Nhân Dân, cũng có mặt chúc mừng Đại hội
Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Đại hội          Ảnh HỮU ĐỐ

Liên Chi hội Nhà văn các cơ quan Trung ương bao gồm ba khối, là Khối Báo chí, Xuất bản, Truyền thông; Khối Viện, Trường, Quản lý giáo dục; và Khối Quản lý Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương. Các nhà văn công tác tại những khu vực này đều là những nhà khoa học, nhà báo, nhà quản lý; những người có điều kiện và khả năng tiếp cận, cập nhật thông tin nhanh, đủ và đa dạng; trong đó đặc biệt là những xu hướng đổi mới, phát triển của văn học, của kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Chính vì vậy mà sự quan tâm của họ đối với Hội Nhà văn Việt Nam, các hoạt động và định hướng hoạt động của Hội, thông qua những ý kiến phát biểu tại Đại hội này, cũng hết sức đáng chú ý ở sự đa dạng, thẳng thắn và tính thời sự

Trao đổi về những vấn đề liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, bên cạnh những nội dung cụ thể, như Mối quan hệ giữa sáng tác và phê bình văn học (Lê Thị Bích Hồng), Vấn đề sáng tác văn học bằng tiếng mẹ đẻ đối với các nhà văn là người dân tộc thiểu số (Bùi Tuyết Mai), Nhu cầu tiếp cận thực tế của các nhà văn trẻ hiện nay (Lữ Mai), hay Đề tài người công nhân trong đời sống văn học hiện nay (Lê Tuấn Lộc)…; các nhà văn cũng bày tỏ mối quan tâm đến những giải pháp để nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá văn học ở góc độ tổ chức, để tác phẩm của các nhà văn Việt Nam thực sự có vị thế trong đời sống, có chỗ đứng cả ở thị trường trong nước lẫn trong giao lưu quốc tế (Trịnh Công Lộc, Trần Mạnh Tiến). Một số các vấn đề có tính lịch sử mà xã hội đang quan tâm, cần sự có mặt của nhà văn để phản ánh, lưu giữ lại cũng được chỉ ra để lưu tâm (Phạm Viết Đào).

Từ góc độ xã hội, một cách hết sức thẳng thắn và khắt khe, một số ý kiến tham luận đã cảnh báo về vị thế của nhà văn nói chung, thông qua đại diện là Hôi Nhà văn Việt Nam, trong đời sống xã hội hiện nay. Cụ thể, nếu nhìn ở góc độ tổ chức, việc Hội Nhà văn Viêt Nam không có người đại diện trong Quốc hội không chỉ là một thiệt thòi trong việc đưa tiếng nói của những người cầm bút đến với diễn đàn lập pháp lớn nhất này, mà còn là một chỉ số thể hiện sự ghi nhận của xã hội đối với vai trò của nhà văn hiện nay không còn được như trước đây (Ngô Thảo). Nguyên nhân của tình trạng này, cũng theo phân tích của nhà phê bình Ngô Thảo, có yếu tố chủ quan từ phía các nhà văn. Ông dẫn chứng: “Chính tác phẩm sẽ làm nên tác giả. Tố Hữu có thể xem là một đỉnh cao của văn học Việt Nam. Hiện nay, trong các nhà văn Việt Nam không ai có thể sánh được với Tố Hữu bằng tác phẩm...”. Chính vì vậy mà ở góc độ khách quan, ông cho rằng về phía tổ chức Hội có lẽ cũng cần xem đây là một vấn đề có tính chiến lược trong việc đầu tư cho nhà văn để có điều kiện xuất bản được nhiều hơn nữa, quảng bá rộng rãi hơn nữa những tác phẩm có giá trị. Tác phẩm làm nên nhà văn, và cũng chính tác phẩm sẽ tạo nên uy tín cho Hội

Làm thế nào để định vị đúng vai trò và vị thế của nhà văn trong bối cảnh đời sống xã hội đang rất nhiều biến động hiện nay? Xác định nhân vật trung tâm của văn học hôm nay là gì? Liệu đó có phải là yếu tố quyết định chất lượng sáng tác của nhà văn, và nhà văn đã tiếp cận với nhân vật của mình như thế nào?... Có ý kiến cho rằng Nhân vật trung tâm của thời đại hiện nay là các doanh nhân, những người đang đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội. Thế nhưng các nhà văn hiện nay chưa tiếp cận và đồng hành được với họ, chưa chuyển tải được hình tượng Nhân vật trung tâm của thời đại thành Nhân vật trung tâm của văn học. Chính vì vậy mà các doanh nhân chưa có ý thức và nhu cầu đầu tư cho nhà văn; mục tiêu xã hội hóa sản phẩm văn học vì thế còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, cần có những nhà văn trẻ, có đầy đủ sự lịch thiệp, đủ tố chất và đủ chức trách để có thể kết nối các nhà văn với các doanh nhân nói riêng và với sự phát triển của xã hội nói chung (Nguyễn Thành Phong)

Góp ý vào Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IX (2015-2020) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội Nhà văn Việt Nam; và các văn kiện khác trình Đại hội lần thứ X, các ý kiến đều thống nhất đánh giá: Trong 5 năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các phương diện: Đẩy mạnh sáng tác, xây dựng đội ngũ, quảng bá tác phẩm, phát triển các thiết chế văn học mới, và hội nhập quốc tế. Với gần 1.100 hội viên, gồm 5 thế hệ cầm bút, số lượng ủy viên Ban Chấp hành chỉ có 6 người, sau được bổ sung thêm thành 7 người từ giữa nhiệm kỳ là quá ít. Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành đều phải kiêm nhiệm nhiều việc, có được kết quả này là một sự nỗ lực to lớn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, Hội vẫn tồn tại những thiếu sót, bất cập trong hoạt động nghiệp vụ, công tác xã hội hóa, đặc biệt là chất lượng hoạt động của các cơ quan cấp 2 chưa cao… cần phải được khắc phục. Nhiệm kỳ tới, Hội Nhà văn Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn học theo hướng chuyên nghiệp hóa; xây dựng Hội thành một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh về tư tưởng và nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân… Giải pháp đề ra là phải chọn được một Ban Chấp hành đủ mạnh cả về số lượng, năng lực và nhiệt huyết, đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, độ tuổi cho những nhiệm kỳ tiếp theo của Hội (các nhà văn Y Ban, Nguyễn Uyển, Thùy Dương). Vấn đề Chuẩn hóa lại Điều lệ của Hội cũng được đề cập đến một cách khá cụ thể. Trên cơ sở quan điểm Văn học hiện nay phải xác định là hàng hóa thị trường, nhà văn Phạm Huỳnh Công cho rằng chính Điều lệ Hội sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhà văn và thực hiện xúc tiến phát triển, quảng bá văn học. Theo ông, cần tập trung các chuyên gia lập pháp ngay trong đội ngũ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam để xây dựng Điều lệ Hội theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho mục tiêp phát triển văn học của Hội.

Một câu hỏi ngắn, nhưng lại là một ý kiến hết sức đáng lưu ý của nhà văn Trần Thị Trường đã tạo nên một không khí trao đổi thẳng thắn, sôi nổi trong Đại hội này, mở ra nhiều thông thông tin về một số hoạt động của Ban Chấp hành mà lâu nay hội viên ít được biết đến. Đó là câu hỏi “Ai là người bảo vệ cho các nhà văn”. Mặc dù câu hỏi mang tính dẫn dụ này đã được nhà văn Trần Thị Trường trả lời ngay trong ý kiến phát biểu của mình, song chính nó lại trở thành tiên đề để nhà thơ Hữu Thỉnh có cơ hội chia sẻ. Và ông khẳng định: Hội Nhà văn Việt Nam chính là người đã, đang và sẽ tiếp tục bảo vệ các nhà văn cũng như bảo vệ tổ chức của mình

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã đưa ra những ví dụ hết sức cụ thể và thuyết phục để chứng minh những việc mà Hội Nhà văn Việt Nam đã làm nhằm bảo vệ hội viên, trong đó hầu hết ông là người trực tiếp thực hiện. Không chỉ là bảo vệ những tác phẩm mà ở góc độ nào đó từng bị xem là “có vấn đề”, Hội Nhà văn Việt Nam cũng từng lên tiếng bảo vệ hội viên ở những lĩnh vực khác trong đời sống. Tuy nhiên, theo nhà thơ Hữu Thỉnh, “Những việc làm đó không phải để đưa ra công bố trước toàn thể hội viên, và cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể cũng không thể giống nhau”. Có lẽ chính vì tính đặc thù của việc làm này mà nhiều hội viên không nắm được như một mặt hoạt động cụ thể của Ban Chấp hành. Song từ những ví dụ mà Chủ tịch Hữu Thỉnh đưa ra tại hội nghị, thì rõ ràng hội Nhà văn Việt Nam đã luôn làm đúng trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này một cách tế nhị và hiệu quả

Vấn đề Xã hội hóa hoạt động sáng tác, khác với những ý kiến nêu ra trong Đại hội, được nhìn từ góc độ cá nhân mà đầu ra là những tác phẩm cụ thể; Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định Hội Nhà văn Việt Nam đã làm và làm rất nhiều, làm từ rất lâu rồi. Và ở góc độ một tổ chức thì đúng như vậy. Hội Nhà văn Việt Nam có đầy đủ các Hội đồng, các Ban chuyên môn để hỗ trợ các nhà văn đi thực tế sáng tác; đã phối hợp với rất nhiều cơ quan, ban ngành tổ chức các cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi để giúp nhà văn tiếp cận thêm với nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, đi vào nhiều vấn đề để văn học góp phần làm nổi bật thành tựu 35 năm đổi mới phát triển đất nước. Cụ thể, trong 5 năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức cho các nhà văn nhiều chuyến đi thực tế trên khắp mọi miền của tổ quốc; tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn học quốc tế; Tổ chức được 15 trại sáng tác, đón gần 200 nhà văn đến làm việc. Bên cạnh đó Hội còn tổ chức trại sáng tác lý luận phê bình, trại sáng tác tiểu thuyết theo hướng chuyên sâu nâng cao chất lượng cho từng thể loại, mà đầu ra có nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội và các giải thưởng chuyên ngành khác… Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, mọi vấn đề của văn học, nói cho cùng, đều nhằm xây dựng con người. Việc chọn Nhân vật trung tâm của văn học hiện nay chưa rõ nét, nên Hội Nhà văn Việt Nam xác định chọn Vấn đề trung tâm làm nội dung để tiếp cận. Từ việc chọn đúng những vấn đề trung tâm, trong quá trình khảo sát thực tế, nhà văn sẽ chọn ra nhân vật trung tâm để làm đối tượng nghiên cứu, sáng tạo. Đây là điều ông muốn trao đổi với những ý kiến cho rằng “nhà văn Việt Nam hiện chưa đủ tầm để tiếp cận và đồng hành với nhân vật trung tâm của thời đại”… Và Vấn đề trung tâm ở đây, trong Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IX (2015-2020) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội Nhà văn Việt Nam, được xác định là Hướng tới phát triển văn học tập trung thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X, Nghị quyết 33 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước…

“… Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua có ít người nên phải làm việc nhiều mà không quảng bá. Tất nhiên chưa phải tất cả đều chu toàn, nhưng đã hết sức cố gắng với tinh thần vì hội viên…”. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kết luận nội dung trao đổi của mình. Những ý kiến của ông đã làm rõ thêm nhiều vấn đề mà hội viên chưa nắm hết. Tuy nhiên, một tiếng nói chung, một nhu cầu chung mà cả những người nằm trong Ban Chấp hành cũng như hội viên đều nhận thấy, đó là cần thiết phải có một sự đổi mới thực sự, một sự bổ sung thực sự ngay trong tổ chức Hội. Có như vậy Hội Nhà văn Việt Nam và cá nhân mỗi nhà văn mới có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trước đất nước và trước bạn đọc. Đó cũng chính là mệnh lệnh lương tâm của người cầm bút

Và Đại hội chính là nơi thể hiện sự đổi mới đó.

Các đại biểu tham dự Đại hội                Ảnh HỮU ĐỐ

Đại hội đã tiến hành lấy phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh chủ chốt của Hội Nhà văn Việt Nam khóa X theo đúng quy định; và theo tỷ lệ, Đại hội Liên Chi hội Nhà văn các cơ quan Trung ương đã bầu được 116 đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025

Lương Ngọc An

DANH SÁCH ĐẠI BIỂU ĐI DỰ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM KHOÁ X

(Khối các cơ quan Trung ương)

 

Khối Báo chí, xuất bản, truyền thông (55 đại biểu):

- Nguyễn Sĩ Đại

- Hải Đường

- Hoàng Nhuận Cầm

- Nguyễn Thành Phong

- Dương Kỳ Anh

- Phong Điệp

- Nguyễn Việt Chiến

- Thuỳ Dương

- Hữu Việt

- Nguyễn Linh Khiếu

- Y Ban

- Lê Phương Liên

- Bùi Hoàng Tám

- Văn Chinh

- Nguyễn Thuỵ Kha

- Lê Cảnh Nhạc

- Trần Quang Đạo

- Nguyễn Thế Kỷ

- Phạm Hồ Thu

- Lữ Thị Mai

- Chu Thị Thơm

- Thuý Toàn

- Nguyễn Bảo Chân

- Hoàng Dự

- Nguyễn Hiếu

- Nguyễn Thanh Kim

- Võ Khắc Nghiêm

- Nguyễn Đức Quang

- Nguyễn Quang Hưng

- Ngô Tự Lập

- Trần Bảo Hưng

- Phan Huyền Thư

- Đỗ Ngọc Yên

- Bùi Sim Sim

- Đoàn Ngọc Thu

- Nguyễn Thị Đạo Tĩnh

- Bình Nguyên Trang

- Lê Bá Thự

- Lê Huy Quang

- Khúc Hồng Thiện

- Nguyễn Thị Vân Anh

- Bùi Sỹ Hoa

- Bùi Thị Tuyết Mai

- Cao Duy Sơn

- Vũ Huy Anh

- Bùi Đức Khiêm

- Lê Thấu

- Phùng Huy Thịnh

- Nguyễn Văn Học

- Thiên Sơn

- Trần Đăng Thao

- Nguyễn Phương Liên

- Đỗ Doãn Phương

- Phạm Ngọc Tiến

- Nguyễn Uyển

Khối Viện, trường, Quản lý giáo dục (28 đại biểu):

- Lý Hoài Thu

- Nguyễn Văn Dân

- Bích Thu

- Nguyễn Đăng Điệp

- Mai Quỳnh Nam

- Văn Giá

- Tôn Phương Lan

- Trương Đăng Dung

- Mai Hương

- Phong Lê

- Bùi Việt Thắng

- Lưu Khánh Thơ

- Trần Đình Sử

- Mã Giang Lân

- Tuyết Nga

- Vũ Nho

- Phạm Thành Hưng

- Lê Thị Phong Tuyết

- Trần Hinh

- Trần Đăng Suyền

- Nguyễn Thị Minh Thái

- Trần Thị Trâm

- Lê Đức Mẫn

- Hữu Đạt

- Hồ Khải Hoàn

- Phạm Viết Đào

- Lê Đăng Hoan

- Nguyễn Hữu Sơn

Khối Quản lý Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương (33 đại biểu):

- Đoàn Thị Ký

- Trần Thị Trường

- Trần Kim Hoa

- Nguyễn Thị Kim

- Ngô Thảo

- Trịnh Công Lộc

- Nguyễn Ngọc Thiện

- Khuất Bình Nguyên

- Lê Thị Bích Hồng

- Nguyễn Thị Mai

- Nguyễn Thị Hồng Ngát

- Hoàng Kim Dung

- Nguyễn Đình Lâm

- Anh Chi

- Đinh Xuân Dũng

- Hà Linh

- Đỗ Minh Tuấn

- Nghiêm Huyền Vũ

- Trần Thị Mỹ Hạnh

- Đặng Cương Lăng

- Vĩnh Quang Lê

- Phan Trọng Thưởng

- Hồ Sỹ Vịnh

- Trần Đình Hiến

- Đoàn Xuân Hoà

- Vũ Oanh

- Đỗ Văn Tri

- Đỗ Bảo Châu

- Trịnh Minh Hiếu

- Lê Phương

- Phan Hồng Giang

- Lê Thị Mây

- Đoàn Tuấn


Có thể bạn quan tâm