April 20, 2024, 4:39 am

Đại hội đại biểu Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2027

Sáng ngày 18/5/2022 tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm kỳ 2022 - 2027 với chủ đề: “Nâng cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và nhân văn cao cả, ra sức xây dựng Hội vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát huy sức mạnh tổng hợp cùng chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì cuộc sống bình yên và phát triển”.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tại Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Chủ tịch Hội nhấn mạnh: “Nhìn lại nhiệm kỳ qua trong thực hiện nhiệm vụ của Hội, có thể thấy rằng, Hội đã trải qua nhiệm kỳ thành công trên nhiều mặt, trong các nhiệm vụ hoạt động của mình, trong điều kiện nhiều khó khăn, thử thách do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, do tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, của Lãnh đạo Trung ương Hội, hoạt động của Hội vẫn được duy trì có nề nếp khá ổn định, triển khai thực hiện theo đúng Nghị quyết, chương trình kế hoạch đã đề ra. Cơ quan các Ban ngành chức năng của Hội hoạt động tích cực, năng động, phối hợp chặt chẽ và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Hoạt động của các địa phương như: Hội HT KPHQBM Đà Nẵng, Hội HT KPHQBM Quảng Ngãi và các Chi hội các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo của Trung ương Hội, nỗ lực khắc phục, chủ động vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thường xuyên duy trì hoạt động một cách hiệu quả  theo nhiệm vụ của từng địa phương. Có thể khảng định: Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình và kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc”.

Tại Đại hội, Trung tướng Phạm Ngọc Khóa - Phó Chủ tịch thường trực Hội đã trình bày Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam nhiệm kỳ I (2014 - 2021); Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ II (2022 - 2027) và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Trung tướng Phạm Ngọc Khóa - Phó Chủ tịch thường trực Hội trình bày Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam nhiệm kỳ I (2014 - 2021); Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ II (2022 - 2027) và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội tại Đại hội

Về công tác xây dựng tổ chức, phát triển Hội, Hội đã chú trọng xây dựng, bổ sung, củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng Ban Chấp hành, ban hành thống nhất Quy chế hoạt động, tổ chức kiện toàn cơ quan chức năng. Hội đẩy mạnh công tác vận động và phát triển tổ chức các chi hội và Hội tại các địa phương ở vùng trọng điểm ô nhiễm bom mìn như Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Kon Tum. Tập trung phát triển chi hội tại các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Đến nay, Hội đã thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả 02 Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn cấp tỉnh thành tại TP Đà Nẵng với 7 chi hội trực thuộc và tỉnh Quảng Ngãi với 4 chi hội trực thuộc. 17 chi hội trực thuộc Trung ương Hội gồm: 05 Chi hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn khu vực thành phố Hà Nội và 12 chi hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn các tỉnh, thành phố như: Hà Giang, Cao Bằng, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đắk Lắk, Kon Tum. Trong nhiệm kỳ, Hội đó vận động và kết nạp được gần 1.500 hội viên đăng ký tham gia sinh hoạt tại 02 Hội và 17 chi hội khác nhau trên cả nước. Hội viên tham gia là những người tự nguyện, có nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái, có uy tín và trình độ chuyên môn trên từng lĩnh vực cụ thể, đóng góp cụng sức và trí tuệ vào cụng tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam. Trong số gần 1.500 hội viên của Hội có đến hơn 80% người có trình độ đại học và trên đại học và trong đó có khoảng 15% hội viên cò trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cấp cao quân đội, cán bộ nhà nước có cấp hàm vụ trưởng và tương đương trở lên đã và đang công tác trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, hoạt động nhân đạo ở các Bộ, cơ quan chính phủ cũng chiếm một số lượng đáng kể. Bên cạnh đó còn có nhiều hội viên là Chủ tịch, PCT HĐQT, TGĐ, Giám đốc của các Tổng công ty, các Công ty lớn cùng tự nguyện tham gia hoạt động Hội.

Về công tác tuyên truyền vận động, Hội tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động với nhiều nội dung và hình thức phong phú cả trực tiếp và gián tiếp như tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân, tuyên truyền vận động các nhà tài trợ trong nước và quốc tế chung tay góp sức hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam và đó đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với nhiều hình thức phong phú như: xây dựng các tiểu phẩm, ấn phẩm truyện tranh, tờ gấp, bản tin, băng rôn, khẩu hiệu… Hội đã kết hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ tiến hành các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho các cháu học sinh và nhân dân tại các địa bàn trọng điểm ô nhiễm bom mìn, tập trung các huyện biên giới, kết hợp trao hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay Hội đã cùng Quỹ Hòa Bình Mỹ Lai (nay là Quỹ Hoa Hòa bình Việt Nam), Tổ chức nhân đạo “Chia sẻ” của TP HCM để phối hợp tổ chức thành công các đợt tuyên truyền, hỗ trợ nạn nhân tại tại các tỉnh trọng điểm, kết hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc cho các nạn nhân, gia đình chính sách và người nghèo, tặng sách vở, xe đạp, quà cho học sinh trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.

Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức các buổi tọa đàm, sản xuất phim phóng sự nhằm vận động nhân dân trên cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và thuyết phục các quốc gia, các tổ chức quốc tế về nghĩa vụ và trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bom mìn như: Phóng sự “Khắc phục hậu quả bom mìn” phát trên chương trình “Núi sông bờ cõi” của kênh truyền hình đối ngoại VTV4; Tọa đàm “Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” phát trên kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam; Phóng sự “Vì bình yên cuộc sống” phát trên kênh VTV1; Phóng sự “Kết nối những tấm lòng thiện nguyện” phát trên kênh VTV1...; Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ LĐTB&XH, BCĐ 701 cùng các cơ quan truyền thông, báo chí tổ chức tuyên truyền ngày “Thế giới phòng tránh tai nạn bom mìn” 04/4 hàng năm và giao lưu liên hoan nghệ thuật “Hành trình vì ngày mai tươi sáng” trên kênh truyền hình QPTD, Quốc hội và VOV thành công tốt đẹp.

Các đại biểu tham dự Đại hội

Hội còn cử cán bộ tham gia tham luận và trình chiếu phim phóng sự ngắn “Bình yên và chiến tranh” về nhu cầu hỗ trợ của nạn nhân bom mìn ở Quảng Nam tại Khóa tập huấn khu vực cho cán bộ cấp cao trong công tac khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Trung tâm Quốc tế về ổn định và hồi phục của Đại học James Madison tổ chức, ngoài ra Hội cũng đó cử cán bộ tham gia phát biểu tại nhiều hội nghị quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh được tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận và đánh giá cao. Hội đã tổ chức biên soạn và in ấn phát hành cuốn sách “Chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì một cuộc sống bình yên và phát triển”. Đây có thể coi như là một tài liệu gốc, mang những thông tin cơ bản nhất của Hội. Cuốn sách sẽ góp phần tích cực nâng cao trình độ của cán bộ, Hội viên trong lĩnh vực hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam, là cẩm nang giúp các cấp Hội, hội viên và nhân dân dễ bị tổn thương sống ở khu vực ô nhiễm bom mìn nâng cao nhận thức, chủ động phòng tránh và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Hội đã tiến hành in ấn, phát hành 3.000 tập truyện tranh dành cho thiếu niên, nhi đồng với chủ đề “Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh” gồm 3 bộ với 11 đầu sách với nội dung và hình thức cuốn hút, mang tính giáo dục cao, phù hợp với các em nhỏ. toàn bộ số sách này đã được tặng cho học sinh tại các vùng ô nhiễm trên địa bàn toàn quốc. Đây là một hình thức tuyên truyền rất phù hợp và hiệu quả, được các địa phương, các nhà trường đánh giá cao.

Về công tác vận động tài trợ, ủng hộ về tài chính để hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân, Hội thường xuyên kết hợp các hoạt động tuyên truyền trên đây với công tác vận động các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, các cơ quan đơn vị trong nước, các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ về mặt tài chính, các trang thiết bị để thực hiện việc rà phá và hỗ trợ các nạn nhân bị tai nạn bom mìn. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đóng góy được một khoản quỹ nhất định để phục vụ cho công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn và hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân tại các địa phương trong thời gian qua. Hội nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, tiêu biểu như : Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ quốc phòng, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO), Công ty Thuỷ sản KV1, Công ty lâm thuỷ sản Hà Giang, Công ty ống thép Minh Ngọc, Bồ đề Đạo tràng, Cơ quan MIA/BQP. Đặc biệt Hội trân trọng cảm ơn nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân (bà Mai Thị Hạnh) đã luôn dành cho Hội những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc, đã trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ đến các nạn nhân tại các tỉnh thành vừa qua. Hội cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ Hoa Hòa Bình Việt Nam - đơn vị nhân đạo đã luôn luôn đồng hành cùng Hội trong thời gian qua. Chúng tôi khẳng định và cam kết rằng toàn bộ số tiền tài trợ đó, đang và sẽ được sử dụng một cách minh bạch, hiệu quả nhất cho công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Về công tác hỗ trợ sinh kế nạn nhân bom mìn, Trung ương Hội đó kết hợp với các địa phương tích cực triển khai một cách kịp thời và hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Do số lượng nạn nhân bị tai nạn bom mìn tại các địa phương số lượng rất lớn mà nguồn lực tài chính Hội còn hạn chế nên để bảo đảm việc sử dụng nguồn tài chính đạt hiệu quả cao, Hội luôn đề cao và thực hiện đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, đúng nhu cầu và bền vững. Khi xác định danh sách nạn nhân cần hỗ trợ sau khi nhận được danh sách phối kiểm từ Sở LĐTB&XH, Bộ Chỉ huy Quân sự tại địa phương, Trung ương Hội phối hợp chặt chẽ với các Chi hội cử cán bộ gặp trực tiếp đối tượng nhận hỗ trợ để khảo sát và điều tra về nhu cầu hỗ trợ sinh kế của nạn nhân, bảo đảm những nạn nhân được hỗ trợ là những người có hoàn cảnh khó khăn nhất tại địa phương và việc hỗ trợ sinh kế từ cây giống, con giống, nông cụ hay các công cụ sản xuất được hỗ trợ phải phù hợp nhất với hoàn cảnh, điều kiện của họ. Trong nhiệm kỳ qua, từ nguồn quỹ Hội và tài trợ của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, của các doanh nghiệp, các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các nhà hảo tâm trong cả nước…. Hội đó tiến hành 28 đợt hoạt động hỗ trợ sinh kế nạn nhân trên địa bàn 21 lượt/tỉnh, thành phố, tập trung vào các tỉnh trọng điểm, ô nhiễm nặng bom mìn.

Đến nay, tổng số ng­ười đã được hỗ trợ sinh kế của Hội là 5.600 người, với tổng số số tiền hàng chục tỷ đồng, trong đó có hơn 300 gia đình nạn nhân bom mìn các tỉnh đư­ợc hỗ trợ 01 con bò sinh sản/ gia đình (riêng nạn nhân tỉnh Hà Giang đã đ­ược trao 93 con, Quảng Nam 80 con, Quảng Bình 75 con… đến nay đàn bò tại các tỉnh đã phát triển thêm hàng trăm bò con). Trên 5.100 ngư­ời đ­ược hỗ trợ sinh kế với các mức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể nh­ư: tặng nhà tình nghĩa (35 triệu đồng/ nhà) hỗ trợ vốn kinh doanh, mua sắm công cụ sản xuất, sửa chữa nhà ở (mức hỗ trợ từ 7-15 triệu đồng/ ngư­ời), tặng một số phư­ơng tiện nghe nhìn (Tivi, Radio), hàng trăm chân tay giả, xe lăn và dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho nạn nhân, tặng tiền nhân dịp tết Nguyên đán cho hơn 1.000 gia đỡ nạn nhân và hơn 350 suất quà tết, tặng cho học sinh và nhõn dân các địa ph­ương được: 450 chăn ấm, trên 2000 áo ấm, 300 mũ len, 600 đôi dày dép Bista, 350 đôi tất và 190 xe đạp cho học sinh, hơn 4.000 bánh Trung thu nhân dịp tết Trung thu 2019, phối hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc và hỗ trợ tiền thuốc cho hơn 1.500 nạn nhân bom mìn, gia đình chính sách, thăm hỏi tặng quà Mẹ Viêt Nam anh hùng, nạn nhân da cam và ngư­ời nghèo. Hỗ trợ quỹ “nâng bư­ớc em đến trường” 290 triệu đồng, trao tặng hàng ngàn sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh các Trường dân tộc nội trú và 3.500 cuốn sách truyện tranh tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn cho thiếu nhi và học sinh trư­ờng học các địa phư­ơng …

Sau khi trao hỗ trợ sinh kế, Hội đã chỉ đạo các chi hội cử cán bộ có trình độ chuyên môn tương ứng và phối hợp với địa phương hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, sử dụng công cụ cho nạn nhân, hoặc vận hành các công cụ được hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả, đ­ược dư­ luận chính quyền và nhân dân các địa phư­ơng đánh giá cao về hoạt động nhân đạo của Hội. Hội và các chi hội địa phương đã kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ tới các gia đình nạn nhân bị tai nạn bom mìn xảy ra đột xuất, bị tử vong, bị thương tích nặng tại các tỉnh: Quảng Bình, Hải Phòng, Văn Phú/ Hà Đông Sóc Sơn/ Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Trị. Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, Kon Tum, Khánh Sơn/ Khánh Hoà, Yên Phong/ Bắc Ninh v.v. Với số tiền hàng trăm triệu đồng đ­ược Trung ­ương Hội trực tiếp hỗ trợ đến nạn nhân bị tai nạn bom mìn xảy ra đột xuất đó góp phần động viên kịp thời và giúp đỡ các nạn nhân cùng gia đình họ v­ượt qua khó khăn. 

Bằng những hoạt động hiệu quả và thiết thực nêu trên, Hội đã khẳng định được uy tín, niềm tin và trở thành một địa chỉ tin cậy, là nhịp cầu nối những tấm lòng nhân ái của nhân dân cả nước cũng như của cộng đồng quốc tế với những nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, giúp họ vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Về việc thiết lập, củng cố mạng lưới quan hệ công tác và hoạt động nghiên cứu khoa học, Ban lãnh đạo Hội đó tổ chức làm việc với Lãnh đạo Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 701, Bộ LĐ-TB & XH và Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam để xin ý kiến chỉ đạo, xác định phương thức và kế hoạch phối hợp. Hội cũng đã tích cực thiết lập, mở rộng mối quan hệ với các Bộ, Ban ngành trung ương liên quan, cùng với thực hiện chủ trương thiết lập quan hệ công tác với Đảng bộ, Chính quyền các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tập trung nơi có tình trạng ô nhiễm bom mìn nặng nề. Vì vậy đó nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình, tích cực và hiệu quả của lãnh đạo Bộ LĐTB-XH, Quốc phòng, Nội vụ, các cơ quan, đơn vị trong nước, Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan ban ngành địa phương và cơ quan Quân sự các tỉnh, do đó đó tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển tổ chức và hoạt động của các Chi hội địa phương. Đồng thời bước đầu Hội đã có chủ trương mở rộng mối quan hệ công tác với các tổ chức quốc tế hoạt động trên lĩnh vực nhân đạo khắc phục hậu quả sau chiến tranh, tích cực tham gia vào việc xây dựng, hoạch định chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này. Các ý kiến tham gia thiết thực của Hội luôn được đánh giá cao và phản hồi tích cực.

Đội ngũ các cán bộ của Trung ương Hội và Chi hội địa phương cũng đó tích cực nghiên cứu, tham gia cỏc cuộc Hội thảo khoa học, Hội nghị chuyên đề về khắc phục hậu quả bom mìn quốc tế cũng như trong nước và tại các địa phương trọng điểm, tham gia nghiên cứu dự án thí điểm về Quản lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh, tham gia dự án điều tra khảo sát lập cơ sở dữ liệu về người khuyết tật trong đó có nạn nhân bom mìn Những ý kiến đóng góp chính sách về chiến lược, kinh nghiệm về vận động, tuyên truyền, giáo dục, điều tra và hỗ trợ nạn nhân bom mìn của Hội đó được đánh giá cao, góp phần giới thiệu và nâng cao vai trò, vị trí của Hội trong lĩnh vực hoạt động xã hội. Những mặt hoạt động trên đây đã góp phần quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ qua.

Về công tác tài chính, công tác Kiểm tra và Thi đua khen thưởng

Đối với công tác Tài chính, Hội đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ về tài chính của Quỹ hỗ trợ nạn nhân bom mìn Việt Nam, bên cạnh đó Hội đã tiến hành vận động tài trợ và ủng hộ của các Doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị trong nước, các nhà hảo tâm, Bồ đề đạo tràng và Quỹ Hoa Hòa bình. Mặc dù tài chính Hội còn hạn chế nhưng Hội đã tập trung thực hiện kế hoạch cho nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân trên các địa bàn, bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc việc quản lý sử dụng tài chính, trình độ năng lực nghiệp vụ tài chính luôn được chú trọng nâng cao.

Đối với công tác Kiểm tra, Hàng năm Trung ương Hội và các địa phương đều thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra, công công tác kiểm tra là hoạt động gắn liền với hoạt động công tác Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát theo kế hoạch nhất là kiểm tra kết quả công tác hoạt động hỗ trợ nạn nhân của các địa phương, kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ điều lệ Hội và thực hiện các nguyên tắc hoạt động tài chính, công tác quản lý sử dụng kinh phí nhằm bảo đảm sự minh bạch và nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội.

Đối với công tác Thi đua khen thưởng, Phong trào thi đua được các cấp Hội quan tâm, duy trì thực hiện thường xuyên và được phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả thiết thực. Đã tổ chức soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp để tiến tới ban hành Quy chế thi đua - khen thưởng. Tại Hội nghị Tổng kết 3 năm (2014-2017) và 5 năm (2014-2019) Hội đã trao tặng 25 bằng khen, 40 giấy khen cho các tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hội trong những năm vừa qua. Tặng bảng vàng tri ân đến 22 nhà tài trợ là các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị và các nhà hảo tâm đã đồng hành, ủng hộ hoạt động nhân đạo của Hội.

Đại hội đã bầu cử Ban chấp hành khóa II với 38 thành viên, Ban kiểm tra gồm 05 đồng chí. Tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa II, đã bầu và ra mắt Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội. Trung tướng, AH LLVTND Nguyễn Đức Soát - Chủ tịch Hội khóa I tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam khóa II nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nhìn lại chặng đường gần 07 năm qua (2014-2021), Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức và đã phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng trong công tác hỗ trợ nạn nhân tai nạn bom mìn sau chiến tranh. Hội đã phát triển tổ chức đến nhiều tỉnh thành, tập trung trên các vùng trọng điểm ô nhiễm nặng bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Hội đã tập họp và xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm trong công tác Hội. Quá trình hoạt động đã đạt được những thành công tốt đẹp đóng góp phần quan trọng trong công cuộc khắc phục hậu quả sau chiến tranh của đất nước. Hoạt động của Hội ngày càng mở rộng, khẳng định uy tín, vị trí, vai trò của Hội, góp phần củng cố lòng tin của cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể các địa phương, các nạn nhân và nhân dân trong cả nước. Vì mục đích nhân đạo, tấm lòng thiện nguyện và trong sáng, Hội đã và đang tiếp tục góp phần để mang lại một cuộc sống bình yên và phát triển cho đất nước, cho người dân. Tin tưởng trong nhiệm kỳ mới (2022-2027), Hội sẽ tiếp tục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại Hội đề ra, hoàn thành tốt hơn nữa các nội dung hoạt động, thúc đẩy Hội tiếp tục phát triển thành công.

Việt Thắng


Có thể bạn quan tâm