April 26, 2024, 6:54 am

Cổ phần hóa tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR

Ngày 05/01/2018, tại Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức “Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần BSR”.

Theo đó, nhà nước chỉ còn nắm 43% cổ phần tại BSR, và những  nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể nắm tới 49% cổ phần. Số cổ phần còn lại sẽ được bán công khai và bán ưu đãi cho người lao động tại Công ty.

Vì sao cân cổ phần hóa tại BSR?

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: “Cổ phần hóa là cơ hội để BSR bước vào giai đoạn chiến lược kinh doanh mới. BSR đã khỏe và sẽ khỏe hơn nếu có sự đóng góp về quản trị, tài chính của các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư chiến lược”.

 

Dù chỉ là một Công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), nhưng BSR có tầm vóc một Tổng Công ty lớn, với vốn điều lệ lên tới 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD), doanh thu hàng năm trên 3 tỷ USD, nộp ngân sách hàng năm trên 10.000 tỷ đồng. Từ khi chính thức hoạt động tới nay, tổng nộp ngân sách của BSR đã lên tới 7 tỷ USD. Một con số mà không Công ty nhà nước nào có được.

Vì thế, BSR là Công ty rất mạnh rất khỏe khi thực hiện cổ phần hóa. Những nhà đầu tư chiến lược đều biết điều này, và họ đã tìm hiểu rất kỹ càng trước khi quyết định mua cổ phần chiến lược tại BSR.

Có thể nói chắc rằng, cổ phiếu BSR khi lên sàn chứng khoán sẽ là cổ phiếu mạnh, có độ ổn định cao, và có thể làm an tâm các cổ đông khi nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn đang hoạt động rất ổn định và hiệu quả.

Với 241.556.969 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ, đây là cơ hội cho những nhà đầu tư trong nước tham gia vào cổ phần hóa BSR. Vì thế, việc cân nhắc suy tính để đi tới quyết định mua cổ phiếu BSR là cần thiết, nhưng cơ hội để sở hữu cổ phần sinh lợi là rộng mở. Sau khi cổ phần hóa BSR, chắc chắn những cổ đông tham gia sẽ cảm thấy rất rõ một luồng gió mới tại BSR và nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc nâng cấp mở rộng nhà máy sẽ được thực hiện đúng lộ trình, và với năng lực tài chính chủ động của BSR, tiến trình nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ thành công, mang lại cơ hội lớn cho việc sản xuất xăng dầu Việt Nam đúng chuẩn Euro quốc tế.

 

BSR là một trong những Doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên dự kiến tỷ lệ nhà nước giảm xuống dưới 50%, trong đó chào bán cho nhà đầu tư chiến lược lên tới 49%. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành trong việc cổ phần hóa, cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư được sở hữu tỷ lệ đáng kể, thậm chí thành cổ đông lớn nhất của BSR, đơn vị tiên phong trong ngành lọc – hóa dầu Việt Nam.

Năm 2017, BSR chiếm 16% doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Nộp ngân sách Nhà nước chiếm 10% PVN. Đặc biệt, BSR đóng góp 33% lợi nhuận toàn PVN. Theo tính toán, một người lao động BSR một năm làm ra trên 50 tỷ đồng doanh thu, trên 5 tỷ đồng lợi nhuận và nộp ngân sách gần 7 tỷ đồng, sản xuất 4.000 tấn sản phẩm.

Ngoài ra, Công ty BSR là doanh nghiệp đứng thứ 16 trong tốp 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất 2017 và đứng thứ 7 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 theo đánh giá của tổ chức Vietnam Report.

Tất cả những con số chính thức ấy tạo niềm tin rất lớn cho những cổ đông tham gia mua cổ phần tại BSR, vì nói cho ngay, không ai muốn mua cổ phiếu tại một Công ty làm ăn thua lỗ cả, trừ phi họ muốn mua trọn gói và tái cấu trúc để tạo một Công ty hoàn toàn mới.

 

Với BSR, thì câu chuyện sau cổ phần hóa sẽ là thiết kế một chiến lược kinh doanh mới để lợi nhuận cao hơn, bền vững hơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động an toàn và đáp ứng tốt hơn cho thị trường. Đó là câu chuyện làm cho tốt hơn, chứ không phải là làm lại. Điều đó tạo sự an tâm lớn cho các nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần tại BSR, dù là nhà đầu tư chiến lược hay những nhà đầu tư khác.

 

 


Có thể bạn quan tâm