April 25, 2024, 3:00 pm

Có còn ai thắc mắc về “Tiếng Việt như bùn”?

Trong lúc kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đang diễn ra, dự luận đã “dậy sóng” khi đề bài của môn thi Ngữ văn được “trình làng”. Từ câu 1 đến câu 4 là nội dung liên quan đến khổ thơ trích trong bài thơ “Tiếng Việt” của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ. Trong đoạn trích có hai câu gây tranh cãi:

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Phần lớn các nhà nghiên cứu, các độc giả và người yêu thơ đều cho rằng đề thi trích dẫn sai. Không thể “tiếng Việt như bùn” được. Trong nhiều bản in gần đây của thơ Lưu Quang Vũ đều là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Tranh cãi qua lại mãi rồi cũng đến hồi kết thúc. Bộ giáo dục trình làng nguyên văn cuốn thơ có in bài “Tiếng Việt”, rành rành câu “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Nhà văn Lưu Khánh Thơ, em ruột nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng cung cấp bản thảo gốc của bài thơ do chính tác giả viết tay, cũng là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” cùng lời lý giải vì sao “bùn” lại biến thành “đất cày” ở các bản in sau này. Lúc trước, bao nhiêu người hăm hở nhảy vào phân tích cái hay của “tiếng Việt như đất cày”, và miệt thị cái lỗi nhầm lẫn (do mọi người nghĩ vậy) của Bộ  Giáo dục: cho tiếng Việt như bùn là giết tiếng Việt rồi còn gì! Lúc sau, lại bao nhiêu người nhiệt tình bình luận: phải là “như bùn” mới thậm hay. Bùn là tượng trưng cho trầm tích, cho phù sa sâu lắng...vv. Kể ra, văn chương có cái hay như thế. Bảo là tuyệt vời cũng được, mà nói không ra sao cũng có lý...


Có thể bạn quan tâm