April 20, 2024, 12:17 am

Chiến thắng B.52 nhớ lại và suy ngẫm

Thời gian trôi càng xa, việc nhìn nhận, đánh giá sự kiện lịch sử càng có điều kiện xem xét đầy đủ, kỹ càng và rõ ràng hơn. 12 ngày đêm đánh thắng B52 cuối năm 1972 cũng vậy.

“Ngáo ộp” B52 từng đe dọa cả thế giới đã bị quân và dân Việt Nam bắn tan xác không phải 1 chiếc mà là 34 chiếc trên bầu trời Hà Nội và các tỉnh vùng ven, trong 12 ngày đêm cuối tháng Chạp năm 1972. Chiến công này được ví như một “Điện Biên Phủ trên không”, sánh ngang tầm với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “chấn động địa cầu” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trước đó 18 năm. Và lời tiên đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1968: “Mỹ chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” đã thành chỗ dựa vững chắc cho ý chí quyết tâm và mọi công tác chuẩn bị của quân và dân ta cho chiến công vĩ đại này.

 

Xác máy bau B52 bị bắn rơi tại Hà Nội. Ảnh Internet

Như chúng ta đã biết, từ ngày 18/6/1965, đế quốc Mỹ đã cho B52 ném bom hủy diệt tại Bến Cát, thuộc vùng tây bắc Sài Gòn. Ở miền Bắc, ngày 12/4/1966, lần đầu tiên Mỹ dùng B52 đánh phá đèo Mụ Giạ trên đường 12A thuộc miền Tây tỉnh Quảng Bình để ngăn cản sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngay sau đó, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng Không – Không Quân phải tìm ra cách đánh B52. Bác nói với chính ủy Đặng Tính: “Muốn bắt được cọp thì phải vào hang cọp”. Th ực hiện lời dạy của Bác, từ giữa năm 1966, trung đoàn 238 tên lửa phòng không đã cơ động lực lượng vào Khu 4 để tham gia bảo vệ giao thông chiến lược, đặc biệt là phải nghiên cứu cho được cách đánh B52. Đến đầu năm 1967 cả 4 Tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn 236 lần lượt được triển khai làm nhiệm vụ từ Quảng Bình - Vĩnh Linh tới Nghệ An - Hà Tĩnh. Đơn vị đã chiến đấu và bắn rơi 5 máy bay Mỹ, nhưng cũng đã dính bom đạn của máy bay Mỹ đến mức cả 4 Tiểu đoàn hỏa lực không còn đơn vị nào hoàn chỉnh.

Vì vậy, đến đầu tháng 9/1967, Đảng ủy Trung đoàn 236 buộc phải ra Nghị quyết dồn ghép khí tài để có được một bộ hoàn chỉnh, lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 84 và chọn 1 kíp chiến đấu mạnh nhất từ 4 kíp của 4 Tiểu đoàn để tiếp tục tìm cách đánh B52. Họ đã liên tiếp đánh và được công nhận bắn rơi 2 chiếc B52 vào lúc 17 giờ và 17 giờ 34 phút ngày 17/9/1967; trong đó có 1 chiếc B52 rơi ở phía bắc Đường 9, cách trận địa 5 cây số và 1 chiếc rơi cách bờ biển Cửa Tùng 5 cây số. Trận địa mà tiểu đoàn 84 bắn rơi B52 là Đội 3 thuộc nông trường Quyết Th ắng (Vĩnh Linh) do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên trực tiếp chỉ huy. Biết tin này, ngày 20/9/1967, Bác Hồ đã gửi thư khen, dưới danh nghĩa chung là “quân và dân Vĩnh Linh”, đồng thời quyết định tặng Huân chương Quân công hạng nhì cho Tiểu đoàn 84.

Cùng thời gian này, đội hình “vào hang bắt cọp” của Trung đoàn 238 cũng đã bắn rơi 2 chiếc B52 trong cùng 1 trận ngày 20/12/1967, từ trận địa của Tiểu đoàn 82 đặt tại Đội 8 của nông trường Quyết Th ắng -Vĩnh Linh. Tiếp đó, từ tháng 3 đến hết tháng 11/1971, trên dải đất Quân khu 4, các đơn vị tên lửa của 3 Trung đoàn phòng không 238, 236 và 274 đã liên tiếp bắn rơi thêm 18 máy bay B52 nữa.

Với lực lượng Không quân thì việc “Nam tiến” để nghiên cứu cách đánh B52 khó hơn nhiều, vì khả năng bảo đảm hạn chế, chủ yếu là nơi cất cánh và hạ cánh khó thực hiện. Tuy nhiên, từ đầu năm 1968 các phi công của 2 Trung đoàn không quân 921 và 923 đã tham gia hàng chục lần xuất kích bí mật từ các căn cứ không quân và đã có 2 lần tiếp cận được gần tới B52. Duy chỉ có 1 lần có được điều kiện lý tưởng để đánh thì Vũ Đình Rạng mới bắn bị thương 1 chiếc B52…

Như vậy là B52 không còn lạ lẫm gì với 2 lực lượng có khả năng tiêu diệt chúng là tên lửa Sam-2 và MiG21. Tuy nhiên, chỉ huy quân đội và không quân chiến lược của Mỹ thì lại sợ MiG hơn là sợ tên lửa Sam-2. Nhất là suốt từ khi mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, với việc tăng cường sử dụng các loại máy gây nhiễu cường độ lớn cho từng máy bay cũng như các máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng trong đội hình tấn công, đã khiến cho tên lửa phòng không của chúng ta khó khăn vô cùng lớn. Có những giai đoạn, vài tháng liền không ghi nhận bắn rơi tại chỗ được máy bay nào. Đặc biệt, khi B52 vào đánh vào Hải Phòng và một số địa điểm khác ở miền Bắc mà tên lửa Sam-2 không làm gì được. Điều đó khiến cho chỉ huy và phi công B52 rất tự tin. Chúng coi những trận ném bom vào Hà Nội sắp tới sẽ như những cuộc đi dạo mát (!).

Có một vấn đề đặt ra cần được minh định: Chiến thắng B52 nằm ở đâu trong chiến công đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoạ i miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ?

Nếu năm 1967 là đỉnh cao của sự ác liệt trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ lần thứ nhất ra Miền Bắc thì năm 1972 mà chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 12 là 1 kỷ lục vượt trội nữa của sự ác liệt trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ra miền Bắc. Đặc điểm chung của kết quả kết thúc hai chiến dịch cũng là hai cuộc chiến tranh Không quân và Hải quân này là những bước ngoặt rất lớn trong cả cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Ngày 31/3/1968, buộc Mỹ xuống thang; lùi một bước trong chiến tranh Không quân ra miền Bắc, sau khi hứng đòn Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Th ân 1968, để được đồng ý bước vào thương lượng ngoại giao tại Hội nghị Paris. Nhưng phải gần một tháng rưỡi sau đó, vào ngày 13/5/1968, hai bên mới thống nhất được địa điểm và nhân sự để tiến hành một mặt trận mới: Mặt trận ngoại giao.

Để có được đòn Mậu Th ân 1968, miền Bắc đã phải vượt qua cuộc chiến tranh không quân và hải quân ác liệt nhất để vừa bắn rơi 1067 chiếc máy bay, vừa bảo vệ thành công hành lang vận tải chiến lược chi viện cho miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” để chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đến năm 1972, miền Nam tiến hành Tiến công chiến lược, thắng lợi to lớn trong các chiến dịch Trị Th iên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam bộ; đồng thời tiến hành phòng ngự thành công trong chiến dịch bảo vệ Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (Lào), gây cho địch tổn thất vô cùng lớn trên hai chiến trường. Lúc đó miền Bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa biển của Không quân và Hải quân Mỹ; bắn rơi gần 1.000 máy bay các loại của Mỹ, góp phần cùng 2 chiến trường kể trên, buộc Mỹ phải xuống thang, lùi bước.

Ngày 13/7/1972, các bên chấp nhận họp lại Hội nghị Paris. Đoàn Việt Nam tiếp tục tiến công trên bàn đàm phán, chủ động đưa dự thảo Hiệp định hòa bình. Đến ngày 22/10/1972, các bên đã cùng ngồi lại hoàn thành văn bản Hiệp định. Lúc này Mỹ đã thua đau trên các chiến trường, đồng ý ngừng ném bom trước mắt từ ngày 23/10/1972 để “xin ý kiến lãnh đạo hai bên”, nhưng đó là viện cớ kéo dài thời gian để tăng cường viện trợ cho Sài Gòn và quyết giơ đòn cuối để triệt phá Hà Nội trước khi rút khỏi chiến tranh.

Trận đánh cuối cùng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu sự kết thúc hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam, đánh dấu kết thúc “chiến lược chiến tranh cục bộ”, tức sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam, cũng đánh dấu việc thực hiện thắng lợi bước một của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo huấn thị của Bác Hồ: Đánh cho Mỹ cút. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và ba nước Đông Dương đã đoàn kết kiên cường cùng nhau đi từ chống Pháp đến chống Mỹ trên cả ba chiến trường Việt Nam, Lào và Campuchia; trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao …

Tiếc là trong cuốn Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ 1945-1975 của Viện Lịch sử quân sự (NXB Quân đội Nhân dân, 2005), phần nói về chống cuộc chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ, chỉ tập trung nói về 12 ngày đêm cuối tháng Chạp năm 1972. Chiến tranh không quân, chiến tranh điện tử, tác chiến mạng, tác chiến bằng máy bay không người lái… đều manh nha và xuất phát từ cuộc chiến tranh trên không với lực lượng phòng không và không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà hiện nay được Mỹ và phương Tây phát triển lên tầm cao mới.

Trung tướng Phạm Phú Thái

Nguồn Văn nghệ số 52/2022


Có thể bạn quan tâm