April 25, 2024, 8:09 pm

Chậm để Chắc?

 

  Sáng 9/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ sáu. Theo chương trình phiên họp, trước khi bế mạc vào chiều 11/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu. Trước đó, nội dung này đã được đưa vào chương trình phiên họp thường kỳ Quốc hội tháng 12/2016 song thời điểm hiện tại, Chính phủ vẫn chưa trình dự thảo nghị quyết về nội dung trên nên cơ quan thẩm tra chưa thể tiến hành thẩm tra. Rất có thể đây sẽ là lần lỗi hẹn thứ hai trong việc ra Nghị quyết chuyên đề về vấn đề này  

Trước đó, việc xem xét cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã được đặt ra khi Quốc hội được đề nghị chỉ đạo thực hiện xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đặc biệt, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ hai, nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội đã phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn.

Trước đòi hỏi của thực tiễn và thực hiện tinh thần đấu tranh chống tự diễn biến tự chuyển hóa làm trong sạch tổ chức Đảng đã được chỉ rõ trong nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng, việc ra đời Nghị quyết được xem là định đề quan trọng để thúc đẩy công cuộc đổi mới ,kiến thiết đất nước trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Thừa nhận, đây là vấn đề rất khó cần phải có thời gian và được tiến hành xem xét một cách toàn diện bởi trước đó việc xử lý cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu chưa có tiền lệ. Nhưng sự chậm chễ đưa ra nghị quyết, xét ở một khía cạnh cụ thể chống tiệu cực rất dễ  tạo nên tâm lý e ngại, thiếu dân chủ, thậm chí phai nhạt niềm tin vào hệ thống hành pháp.

Thông thường, chậm để tránh soan sai, chậm để xử đúng người, đúng tội, nhưng khi tội danh đã được định hình thì việc chấp pháp vốn là việc không có gì phải bàn cãi. Nhưng với những cán bộ cấp cao, khi mà những sai phạm trong quá trình tại vị rất  khó để có thể đong đếm và lượng hóa được cụ thể thì không thể rốt ráo mà cần phải chậm lại một nhịp để có tầm nhìn xa hơn, hiểu hơn về những " mạch nguồn" dung dưỡng những sai phạm trở thành hệ thống. Hiểu để không còn bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nhắm mắt ký liều cho ra đời những dự án làm ăn thua lỗ, những cá nhân không đức, không tài được bổ nhiệm dưới mác " đúng quy trình". Xử lý, và sửa sai được xem là hai mệnh đề quan trọng nhằm lấy lại niềm tin của người dân vào Chính phủ nhiệm kỳ mới. Nên thận trọng không chỉ để khẳng định niềm tin trong dân mà còn là tạo dựng một hình ảnh mới về Việt Nam với bạn bè quốc tế. Trước mắt đã có những cá nhân được đề bạt tại Bộ Công thương bị đình chỉ chỉ chức vụ, những dự án thua lỗ đã dừng hoạt động, đi liền với đó là một tình thần mới để xốc lại bộ máy đã được hình thành. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : Bộ Công thương vấp nhưng chưa ngã. Đây nên hiểu là một cách phê bình nhẹ nhàng nhưng vô cùng nghiêm khắc không chỉ với ngành công thương nói riêng mà với cả hệ thống chính trị xã hội. Kỷ luật về mặt hành chính chắc chắn sẽ có nhưng với truyền thống và quan niệm Á Đông thì danh dự và lưu truyền hậu thế sẽ là mức kỷ luật nặng nề nhất mà không gì có thể có thể gột rửa được đối với những sai phạm được coi là có tội với dân, với nước.

PV


Có thể bạn quan tâm