April 18, 2024, 11:51 pm

Các nhà thơ và thơ Việt Nam

 

Nhà thơ Ấn Độ, Biplab Majee đã tham dự Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất tại Việt Nam, tháng 2/2012. Ngay sau đợt đi ấy ông viết bài báo “Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương ở Việt Nam” in trên Tạp chí Mainstream, ngày 9/6/2012. Trong đó ông viết: “Tôi chưa bao giờ nghĩ, ngay cả trong giấc mơ rằng tôi được đến Việt Nam trong một số ngày. Trong thập kỷ 70, khi còn trẻ, chúng tôi đã tổ chức những cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam và cùng nhau hô vang khẩu hiệu: “Tên chúng tôi, tên các bạn, tên chúng ta đều là Việt Nam”. Cả Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh là những cái tên phổ biến ở Bengal những ngày đó. Ấn Độ là nước không liên kết ủng hộ Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ xâm lược”. Sau đó ông viết một cuốn sách cũng về chuyến đi này: “Việt Nam, vùng đất của thi ca”. Ông là đại biểu mời dự Hội nghị Quốc tế quảng bá Văn học Việt nam lần thứ IV và Liên hoan thơ Quốc tế lần thứ III tại Việt Nam, tháng 2/2019. Văn nghệ xin giới thiệu bài viết của ông mới gửi đến.

Gần như bất ngờ tôi nhận được lời mời từ Việt Nam. Hội nhà văn Việt Nam. Liên hoan thơ diễn ra trong năm ngày, từ ngày 2 tháng đến 7 tháng 2. Liên hoan thơ quốc tế có ba giai đoạn. Nó diễn ra ở Hạ Long, một thành phố du lịch bên Vịnh Hạ Long. Rồi chuyển về Hà Nội. Và cuối cùng thăm chùa cổ ở Sơn Tây (chùa Tây Phương) và Xứ Đoài. 81 nhà thơ đến từ 27 quốc gia và bốn mươi nhà thơ từ Việt Nam đã tham gia Liên hoan. Những nhà thơ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Anh, Israel, Hungary, Nga, Mông Cổ, New Zealand, Malaysia, Philippines, Lào, Singapore, Hồng Kông, Iran, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Sri Lanka, Campuchia. Bên cạnh có những hòn đảo nhỏ, nơi các đại biểu xuất hiện. Hạ Long là di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận. Có 1969 hòn đảo lớn nhỏ trong vịnh. 989 trong số đó có tên. Phần còn lại không có tên. Các hòn đảo nổi trên mặt nước biển là những kiến ​​trúc của chính Thiên nhiên. Các kiến ​​trúc gợi về những bức tranh thủy mặc Trung Quốc. Trong các lá cờ thơ và trang trí của lễ hội, cờ của 27 quốc gia trong đó có cờ của Việt Nam được vẽ trên pa nô. Mỗi người chúng tôi đều ký tên trên cờ. Bởi chúng tôi đã có mặt trong Hội nghị Thơ châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên với tư cách là đại biểu của nước mình. Nó sẽ được lưu giữ ở Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi đã viết về những kinh nghiệm của Liên hoan này trên các tạp chí khác nhau, hai cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Bengal. Do đó trong bài này tôi chỉ nói một phần nhỏ.

Đầu tiên chúng tôi bay đến Bangkok. Và sau đó đến Việt Nam ở sân bay Nội Bài. Nhà thơ Trần Quang Quý đã đến đón chúng tôi. Ông là Phó Tổng biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam. Chúng tôi đã đi 180 km bằng ô tô từ Hà Nội, thủ đô của Việt Nam đến Hạ Long. Trong suốt quãng đường dài, tôi cảm thấy như đang đi dọc theo Quốc lộ cao tốc Mumbai. Tôi hoàn toàn không cảm thấy mình đang ở một vùng đất xa lạ. Những ngôi nhà hai bên đường cũng vậy, tuy nó có mái nhà kiểu Trung Quốc. Dấu hiệu khác nói về Việt Nam là con rồng của mái nhà. Có rất nhiều huyền thoại xung quanh rồng. Nếu những huyền thoại đó được thu thập, nó sẽ là một cuốn sách lớn. Rồng là biểu tượng của sinh sôi và sáng tạo. Người dân Việt Nam cho rằng họ là “Con rồng cháu tiên”. Mây lang thang trên bầu trời vào sáng ngày thứ hai. Người bạn Việt Nam nói với chúng tôi rằng đó là một điềm tốt. Liên hoan sẽ thành công. Những đám mây loang trên bầu trời là những con rồng. Rồng ngụ ý điềm lành.

Điều tôi thấy trong bảy ngày, giữa ngày đầu và ngày thứ tám của tháng hai trong môi trường lễ hội là, Việt Nam là đất nước của thơ ca. Tỉnh Quảng Ninh ở Đông Bắc Việt Nam là vô song về sự phong phú của vẻ đẹp tự nhiên. Nơi giàu có nhất về vẻ đẹp tự nhiên trong khu vực này là Vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long thân thiện với môi trường. Được nghe rằng, vì là vẻ đẹp tự nhiên như vậy, vô số cảm hứng thơ ca đã được sinh ra ở khu vực này. Sự phổ biến của các nhà thơ và thơ ca ở Việt Nam được chứng minh bằng việc nhà nước tuyên bố ngày 5 tháng 2 (rằm Nguyên Tiêu) là Ngày Thơ vào năm 2000. Vào ngày này, lễ hội thơ diễn ra ở vô số làng, thị trấn của Việt Nam. Vào ngày 5 tháng 2, chúng tôi thấy tại Quốc Tử Giám hay gọi là “Thành phố Văn học” ở Hà Nội, hàng ngàn người sành thơ Việt Nam đã đến nghe thơ. Ngoài ra, họ có thể phỏng vấn của 81 nhà thơ quốc tế đến từ 27 quốc gia. Tên cổ của Hà Nội là Thăng Long. Đó là một thành phố ngàn năm tuổi. Vào những thời điểm khác nhau, các thế lực nước ngoài khác nhau đã đánh chiếm và cai trị Hà Nội. Hà Nội đánh trả sau đó và xua đuổi những kẻ xâm lược - như Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Người Pháp lập chế độ thuộc địa tại Hà Nội. Họ muốn xây dựng một tuyến đường cho mục đích thương mại dọc theo sông Hồng, và từ Vịnh Bắc Bộ đến Trung Quốc. Thuộc địa tại Hà Nội đã giúp trong việc cho và nhận văn hóa giữa Việt Nam và Pháp. Có một tác động của văn hóa Pháp đến kiến ​​trúc nghệ thuật và văn hóa của Hà Nội.

Chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của Pháp trong các kiến ​​trúc ở Hà Nội. Trong khoảng 80 năm, người Pháp đã duy trì thuộc địa tại Việt Nam. Thông qua sự hòa trộn của văn hóa Pháp và Việt Nam, nhiều điều nổi bật đã xuất hiện ở Việt Nam. Sự du nhập, tiếp xúc Việt - Pháp đã từ bỏ chữ Hán. Thay vào đó họ bắt đầu sử dụng Quốc Ngữ của riêng họ. Chữ Hán đã bị xóa khỏi mọi nơi lưu trên các bức tường của các ngôi đền và chùa. Ưu điểm của bảng chữ cái Quốc Ngữ là nó bắt chước chữ viết La tinh. Người dân Việt Nam mặc áo dài trong các lễ hội. Ảnh hưởng của Pháp là có. Cà phê, rượu vang đỏ và vagetti cũng phổ biến ở các làng của Việt Nam. Đây là tất cả những bằng chứng về ảnh hưởng của người Pháp đối với văn hóa Việt Nam.

 

Chế độ thực dân đưa chữ Quốc Ngữ vào các văn phòng tòa án, trường học và cao đẳng. Nhiều người cho rằng bảng chữ cái Ngữ đã giúp hiện đại hóa Việt Nam ở một mức độ lớn. Viết bằng chữ Quốc Ngữ dễ hơn chữ Hán. Giáo dục trước đó bị dồn nén trong các cung điện của giới quý tộc. Bây giờ nó chảy xuống những túp lều của người nghèo. Mặt khác, nó đã giúp giới thiệu tiếng Việt với các ngôn ngữ của phương Tây. Sự phụ thuộc của Việt Nam giờ đã chuyển từ Trung Quốc sang Châu Âu. Nói cách khác, Việt Nam đi qua văn hóa Hy Lạp và La Mã cũng như phục hưng ở châu Âu một cách gián tiếp. Từ năm 1900 văn học Pháp, lịch sử châu Âu, triết học và chính trị được giảng dạy trong các trường học và cao đẳng. Điều đó đã khơi dậy trí tưởng tượng của người dân Việt Nam. Sự cho và nhận giữa hai nền văn hóa trong lĩnh vực ăn mặc, đồ uống, kiến ​​trúc nghệ thuật và hội họa bắt đầu. Chính trong quá trình tương tác với phương Tây, người Việt Nam đã nhận thức được bản sắc của cá nhân thể hiện trong một ma trận nơi chúng ta cảm thấy, thống trị qua các thời đại. “Tôi” hay “anh” (thou - từ cổ, ngôi thứ hai) đã mang đến một sự thay đổi trong văn hóa Việt Nam ở cảm xúc cộng đồng và hoạt động tập thể ngự trị. Trước thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam không có bất kỳ khái niệm nào về “tôi” và “anh/bạn”. Nhưng người Việt luôn cảnh giác. Họ muốn bảo tồn văn hóa của họ trước sự toàn cầu hóa ngày nay. Trong lịch sử, người dân Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1. tiếng Trung, 2. tiếng Việt, 3. tiếng La-tinh. Trong thời Pháp cai trị họ đã thay thế chữ viết tiếng Trung và tiếng Việt (Hán nôm?) bằng chữ Quốc Ngữ.

Sự ra đời của Quốc Ngữ đã mang đến sự ra đời của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện và tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện trong văn học Việt Nam. Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện đại ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Một cuộc xung đột giữa đạo đức Nho giáo và các nhà thơ hiện đại trở nên rõ ràng. Xúc cảm và cảm nhận cá nhân đã xuất hiện. Một nhóm thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 30 đã khởi xướng một phong trào thơ mới nổi lên. Người lãnh đạo của họ, Xuân Diệu viết trong tuyên ngôn - Chúng tôi là những người trẻ đã học tiếng Pháp và yêu văn hóa phương Tây. Cha và tổ tiên của chúng tôi đã sử dụng từ “ta” trong trò chuyện của họ. Nhưng con cái của họ đang sử dụng từ “tôi” hoặc đất “tôi”, giờ đây họ có thể khẳng định quyền của mình với tư cách cá nhân. Thơ đã được giải phóng. Nó có thể đưa ra một một tiếng nói ​​cho cảm xúc cá nhân.

Do đó, việc trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngay từ đầu và sau đó giữa Việt Nam và Pháp và sau đó giữa Việt Nam và Nga đã mang lại một diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam. Không chỉ điều này, sự tò mò tìm hiểu của họ trong khoa học và công nghệ lên cao. Thời trang Pháp đã mang lại một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thời trang Việt Nam. Nhưng luôn luôn chúng ta nên ghi nhớ rằng Việt Nam đã đánh giá tất cả mọi thứ trên nền tảng văn hóa của nó và chấp nhận hoặc từ chối một ý tưởng.

Từ năm 1986, Việt Nam đã bước vào thế giới toàn cầu hóa. Họ đã đặt tên cho nó là Đổi mới hoặc cải cách Việt Nam đang tiến hành với các bước chậm và cẩn trọng. Trong bối cảnh này, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nói trong thuyết trình của mình tại Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương:

Thế giới phẳng có thể cần thiết cho thông tin và phát triển, nhưng sự đồng nhất về văn hóa sẽ kéo lịch sử lạc hậu.

Nó có tác động không thể tránh khỏi đối với thơ ca ngày nay. Các nhà thơ của Việt Nam cũng đang thử nghiệm Chủ nghĩa hiện đại và Chủ nghĩa hậu hiện đại, với các hình thức và phương pháp khác. Song song với điều đó, thơ về chủ nghĩa yêu nước và thiên nhiên vẫn đang được sáng tác. Thơ Việt là đặc tính phương Đông. Thiên nhiên và tình yêu trong thơ ca Việt được biểu cảm với cảm xúc của Phương Đông. Đặc biệt là thơ về thiên nhiên, bức tranh từ ngữ giầu cảm. Năm 1975 người Mỹ rời khỏi Việt Nam. Nhưng những ký ức về cuộc chiến tranh với Mỹ lại tái hiện trong thơ ca của thế hệ cũ. Một nhà thơ là một tướng quân đội trong cuộc chinh phục Sài Gòn, là đại biểu trong lễ hội thơ của chúng tôi. Chúng tôi đã rất hồi hộp khi bắt tay với người đàn ông luôn tươi cười và trẻ như trẻ nhỏ.

Khi Chủ tịch nước Việt Nam muốn gặp chúng tôi, chúng tôi đã có trải nghiệm đầu tiên về việc người dân Việt Nam yêu thơ sâu sắc như thế nào. Khi chúng tôi, 81 nhà thơ của 27 quốc gia và 40 nhà thơ Việt Nam gặp ông, ông nói với chúng tôi về tình yêu đối với thơ ca ở Việt Nam. Ông nói thêm rằng, không phải là người dân Việt Nam yêu thơ thì không thể tổ chức Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương đầu tiên được. Các quốc gia khác của châu Á cũng sẽ lần lượt tiến lên từng bước một. Trong cuộc họp này với Chủ tịch, Chủ tịch không có nhân viên bảo vệ. Nó làm chúng tôi ngạc nhiên. Chúng tôi cũng ngạc nhiên không kém khi viếng thăm ngôi chùa Phật giáo ở Hà Nội trong giai đoạn ba của Lễ hội thơ Châu Á - Thái Bình Dương và nghe thơ Thiền từ nhà sư trụ trì ở đó. Ông là một nhà thơ thiền nổi tiếng. Một điều khác phải được đề cập: Ngọn núi bên Vịnh Hạ Long, nơi khai mạc Lễ hội thơ Châu Á - Thái Bình Dương là núi Bài Thơ. Núi Bài Thơ có nghĩa là một ngọn núi thơ. Thơ có nghĩa là thơ ca (tác giả phân biệt với tên riêng, đồng âm khác nghĩa). Các nhà thơ đã viết trên các vách núi này trong 800 năm. Lễ hội thơ bắt đầu sau khi đọc một số bài thơ được sáng tác trên các vách đá của núi Bài Thơ và cầu nguyện cho hòa bình, thư thái của linh hồn các nhà thơ đó. Nhang đã bùng cháy khi đó. Người Việt Nam coi đó là nghi thức tôn giáo như nghi lễ văn hóa của họ. Họ chưa sẵn sàng từ bỏ nó khi đối mặt với toàn cầu hóa. Những ngày ở Việt Nam tôi đã trải qua thế giới cổ tích của thơ ca thực sự. Và dường như thế giới sẽ quay đầu từ phương Tây và nhìn sang phương Đông.

Trần Quang Quý (dịch từ tiếng Anh)

 


Có thể bạn quan tâm