April 20, 2024, 2:14 am

Bộ trưởng Lloyd Austin thăm Việt Nam: Quan hệ Mỹ – Việt sẽ được nâng tầm

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 28 đến 29/7/2021. Chuyến công du sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực và lợi ích của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.

 

"Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội giữa 2 nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước và góp phần vào khuôn khổ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo ngày 22/7/2021. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận Việt Nam là 1 trong 3 điểm dừng chân của ông Austin trong chuyến công du Đông Nam Á lần đầu tiên vào cuối tháng 7/2021, bên cạnh Singapore, Philippines. Chuyến thăm được xác định nhằm "tái khẳng định quan hệ quốc phòng" với các nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin          Ảnh Internet

Đối tác trong trong chiến lược quốc phòng

Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 26 năm, quan hệ giữa hai nước đã vận động theo chiều hướng đi lên trên cơ sở các lợi ích chung. Việt Nam là một trong hai quốc gia Đông Nam Á được đề cập cụ thể trong “Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời” của Chính quyền Biden, điều này cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành một phần quan trọng trong hoạch định quốc phòng của Mỹ đối với khu vực. Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cuối tháng này cho thấy bên cạnhcác quan hệ ngoại giao thông thường, hai bên ngày càng tập trung các nỗ lực vào quan hệ quốc phòng.

 

Quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ khởi đầu bằng hợp tác quân sự. Hợp tác quân sự Việt – Mỹ đã bắt đầu từ cuối những năm 1980. Khi đó, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là tìm kiếm hài cốt của những lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao, phá bỏ những rào cản đối với sự phát triển quan hệ quân sự giữa hai nước. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm Việt Nam. Tháng 11 cùng năm, Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Hai chuyến thăm "phá băng" này đã chính thức mở đầu quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Kể từ đó, lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng được mở rộng; mức độ giao lưu quân sự giữa hai nước ngày càng được nâng cao.

 

Mối quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ đang phát triển, một phần do nhận thức về các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống ở biển Đông. Năm 2002, Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung do Mỹ dẫn đầu với tư cách quan sát viên. Tháng 11/2003, tàu hộ tống của Mỹ đã có chuyến thăm lịch sử đến thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam và đồng ý tiếp nhận phi công Việt Nam sang Mỹ đào tạo. Năm 2007, Mỹ cho phép bán vũ khí phi sát thương cho Việt Nam tùy theo từng trường hợp. Năm 2008, đối thoại chiến lược chính trị, quốc phòng và an ninh thường niên do Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì đã khai mạc, đánh dấu việc thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

 

Năm 2010, Mỹ công bố “Báo cáo đánh giá quốc phòng” bốn năm một lần, xác định mối quan hệ Việt – Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện. Cùng năm, Hạm đội 7 của Mỹ đến thăm Việt Nam, mở đầu tiến trình bình thường hóa các cuộc tập trận chung phi tác chiến. Năm 2011, Việt Nam lần đầu tiên cử các sĩ quan đến Học viện quân sự và các cơ quan quân sự khác của Mỹ để học tập. Năm 2012, cùng với việc Chính quyền Obama thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương, hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt lại được bổ sung thêm nội dung mới. Năm 2014, Mỹ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí thông thường sang Việt Nam. Năm 2016, Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

 

Trong cấu trúc Ấn Độ  – Thái Bình Dương

Theo người phát ngôn John Kirby của Bộ Quốc phòng Mỹ, chuyến thăm của ông Austin thể hiện tầm quan trọng của Đông Nam Á, khu vực giữ vai trò thiết yếu đối với cấu trúc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden. "Chuyến công du sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực và lợi ích của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN", ông Kirby cho biết.

 

Trong cuộc họp báo ngày 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”. Ngày 19/7/2021, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Bộ trưởng Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm Đông Nam Á vào cuối tháng 7. Lịch trình bao gồm các chặng dừng chân ở Singapore, Hà Nội và Manila. Tại Singapore, ông Austin sẽ có bài phát biểu tại sự kiện của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS). Đây vốn là chuyến thăm được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 6, nhân dịp tham dự Đối thoại Shangri-La. Tuy nhiên, nó đã bị hủy sau khi sự kiện này bị hủy do tình hình đại dịch Covid-19. Đối với Việt Nam, đây có thể là chuyến đi chuẩn bị cho cuộc công du tiềm tàng của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam vào trung tuần tháng 8 tới đây.

 

Trong cuộc họp báo ngày 21/7, ông Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”. Ba thông điệp chính mà ông Austin mang theo bao gồm: 1) “Điều đầu tiên chỉ đơn giản là Mỹ vẫn là một đối tác đáng tin cậy, một người bạn xuất hiện khi cần”. 2) Thứ hai, ông Austin cho biết ông sẽ cổ vũ cho “một trật tự khu vực công bằng, cởi mở và bao trùm cũng như cho những giá trị chung để bảo đảm mọi quốc gia có phần công bằng”. “Và Mỹ cũng sẽ nói rõ lập trường của mình trước những yêu sách vô lối và không có cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông”. 3) “Và cuối cùng, tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác về cách chúng ta cập nhật và hiện đại hóa năng lực của chúng ta và khả năng của chính họ để cùng nhau giải quyết một số hình thức gây hấn và ép buộc đang biến đổi mà tất cả chúng ta đang thấy. Và tôi sẽ nói chuyện với bạn bè của chúng ta về cách chúng ta sẽ làm việc chung để theo đuổi tầm nhìn mới của chúng ta về khả năng răn đe tích hợp”.

 

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ

Sau khi Trump trở thành tổng thống Mỹ, hợp tác quốc phòng giữa Việt – Mỹ đã tiến xa hơn nữa. Năm 2017, trong chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, hai bên đã nhất trí làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng, mở rộng giao lưu hải quân và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo. Năm 2018, đội hình hàng không mẫu hạm Mỹ do tàu sân bay Carl Vinson dẫn đầu đã đến thăm Đà Nẵng, Carl Vinson cũng chính là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ ghé thăm cảng Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Năm 2019, Mỹ bàn giao tàu tuần tra lớp Hamilton 3.000 tấn đã qua sử dụng và 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam. Năm 2020, tàu sân bay Mỹ một lần nữa lại đến thăm Việt Nam.

 

Năm 2021, khi Biden lên nắm quyền, Mỹ tuyên bố sẽ giúp Việt Nam thiết lập hệ thống đào tạo phi công theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ. Theo nội dung bức thư đề nghị từ phía Mỹ, mục đích của động thái này là hỗ trợ Không quân Việt Nam thiết lập dự án đào tạo phi công hiện đại. Việc này đánh dấu một bước đột phá trong hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ.

 

Nhìn chung, Việt Nam có quan điểm tích cực về tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ. Việt Nam cũng ủng hộ các mục tiêu chính sách mà Mỹ đề ra trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Chính quyền Trump nếu lợi ích quốc gia bị thách thức nghiêm trọng… Mặc dù Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng Mỹ sẽ đứng ở vị trí thứ hai vì có khả năng giúp Việt Nam tránh phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và duy trì sự cân bằng thận trọng giữa các nước lớn trong chính sách đối ngoại. Chính vì vậy, việc Hà Nội quyết định nâng cấp quan hệ hợp tác quốc phòng với Washington sẽ là một thông điệp mạnh mẽ gửi ra thế giới, để khuyến khích các nước điều chỉnh hành vi của mình trong tương lai.

 


Có thể bạn quan tâm