April 24, 2024, 12:02 pm

Biển Đông và Triều Tiên như hai vấn đề nổi bật tại ARF-25

 

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF—25 ) tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những diễn đàn chủ chốt để đối thoại và hợp tác về chính trịan ninh, xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa ở khu vực.

Ngày 4/8/2018, tại Singapre, Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 25 (ARF-25), với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 27 nước và tổ chức, bao gồm 10 nước ASEAN, 10 đối tác đối thoại của ASEAN (Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) và các nước Papua New Guinea, Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Timor Leste, Bangladesh và Sri Lanka, đã kiểm điểm hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2017-2018; ghi nhận nhiều hoạt động đã được triển khai theo kế hoạch công tác, bao gồm các cuộc họp ở cấp làm việc, hội thảo, khóa đào tạo… tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thảm họa, an ninh biển, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị và an ninh công nghệ thông tin.

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF—25 ) tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những diễn đàn chủ chốt để đối thoại và hợp tác về chính trịan ninh, xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa ở khu vực.

Các định hướng cho thời gian tới

Về định hướng thời gian tới, hội nghị nhất trí ARF cần tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đi đôi với thực thi ngoại giao phòng ngừa, triển khai đầy đủ và hiệu quả “Kế hoạch hành động Hà Nội” thực hiện Tầm nhìn ARF 2020. Nhân dịp này, các nộ trưởng nhất trí thông qua Tuyên bố ARF về Hợp tác cứu trợ thảm họa; Danh mục các hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2018-2019 và các Kế hoạch công tác ARF về An ninh biển và về Cứu trợ thảm họa giai đoạn 2018-2020.Về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và vai trò của các tổ chức đa phương; chia sẻ quan ngại về những thách thức an ninh đang nổi lên, gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, an ninh mạng, thiên tai, thảm họa…

ARF-25 cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và không quân sự hoá; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả.Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ARF-25 cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “Kế hoạch hành động Hà Nội”, tiếp tục có những cải tiến, đổi mới trong phương thức hoạt động để có thể linh hoạt thích ứng với những chuyển biến trong tình hình khu vực và quốc tế. Nhân dịp này, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo các sáng kiến của Việt Nam đăng cai Hội thảo ARF lần 2 về “Tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển” và Hội thảo ARF về “Vận dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các công cụ pháp lý quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức trên biển”.

 

Trung Quốc thừa nhận quân sự hoá Biển Đông

Ngày 3/8, (Singapore) theo Straits Times, khi được hỏi rằng liệu việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông có khiến các nước khác phải hành động, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Trung Quốc hoàn toàn được phép thực hiện các biện pháp này, vì Trung Quốc cần phải bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Và bởi vì có nhiều áp lực hơn đối với Trung Quốc, nên lẽ tự nhiên là Trung Quốc có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ mình”. Ông Vương phát biểu như vậy bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 tại Singapore.Một ngày trước đó, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với ông Vương.Thông tin trên trang web của Bộ này viết rằng “hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”.

Về vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ cần kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC [Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông], sớm đạt được COC [Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông] hiệu quả, thực chất và ràng buộc”, bản tin có đoạn. Trước khi ARF-25 năm nay khai mạc, Trung Quốc đưa ra đề nghị hiếm thấy, muốn tập trận chung thường xuyên và tiến hành thăm dò dầu khí với các đối thủ châu Á tại Biển Đông. Mẩu tin này do một văn bản của AFP đưa ra hôm 2/8/2018. Trước đó cũng có tin ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận được một văn bản duy nhất làm cơ sở cho những đàm phán sắp tới về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).Theo bản dự thảo thông cáo của Trung Quốc và ASEAN nhân hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tổ chức tại Singapore, Bắc Kinh đề nghị 10 nước thành viên ASEAN cùng tập chung thường xuyên.

Về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), hiệncác nước vẫn có quan điểm khác nhau. AFP cho biết phía Việt Nam đề nghị chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân tạo và triển khai các thiết bị quân sự - ý nói những hành động gần đây của Bắc Kinh. Mặc dù Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 đã ra phán quyết nhận định yêu sách chủ quyền dựa theo đường lưỡng bò của Trung Quốc là bất hợp pháp, Bắc Kinh vẫn đòi hỏi hầu như toàn bộ chủ quyền Biển Đông.Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng tốc quân sự hóa các thực thể đang chiếm đóng, và theo Washington, vào đầu tháng Năm Bắc Kinh còn đưa thêm nhiều loại vũ khí, kể cả các giàn hỏa tiễn và thiết bị gây nhiễu sóng điện tử.

 

Mỹgây áp lực với Bình Nhưỡng

Trước ARF-25 một ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo, hôm 3/8 nói rằng Bắc Triều Tiên hiện chưa có hành động gì nhiều để thực hiện lời hứa giải giới nguyên tử và vẫn còn vi phạm nhiều nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.Lên tiếng tại ARF, có sự hiện diện của ngoại trưởng Bắc Hàn, ông Pompeo nói với giới truyền thông tại Singapore rằng Bình Nhưỡng “vẫn còn nhiều điều phải làm” để đạt được mục tiêu giải giới nguyên tử.Phát biểu của ông Pompeo được đưa ra sau khi Nhà Trắng hôm 2/8 loan báo Tổng thống Donald Trump vừa nhận được lá thư của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và đã nhanh chóng hồi âm.Việc trao đổi thư từ này, nhằm tiếp tục sự liên hệ sau cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6, diễn ra trong lúc có nhiều lo ngại về ý định giải giới của Triều Tiên. Ông Pompeo nói rằng: “Chủ tịch Kim đã có lời hứa giải giới nguyên tử. Thế giới đòi hỏi ông Kim phải làm điều này thể theo các nghị quyết của HĐBA/LHQ. Bắc Hàn vẫn đang vi phạm các nghị quyết này và chúng tôi thấy rằng vẫn con đường dẫn đến giải giới nguyên tử này vẫn còn xa”.

Nhưng dù sao, tiến trình denucở Bắc Triều Tiên cũngđãmở ra sau các cam kết về nguyên tắc của lãnh đạo hai nước. Từ đó đến nay, các bước cụ thể hóa tiến trình này đã được Bình Nhưỡng và Washington triển khai một cách cẩn trọng, theo từng bước cân nhắc thăm dò nhau. Trong khi đó, thi thoảng lại xuất hiện các chi tiết khiến dư luận không khỏi hoài nghi về thiện chí thực sự của Bắc Triều Tiên hay của Mỹ. Theo giới quan sát, nhân ARF lần này, ông Pompeo và các quan chức ngoại giao cấp cao của nhiều nước liên quan đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ lưu tâm xem xét Bình Nhưỡng đã làm được gì để tiến tới denuc. Trong cuộc gặp với tổng thống Trump, lãnh đạo Kim Jong Un đã ký tuyên bố chung đề cập đến việc “giải trừ hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên”. Đó là một cam kết chung chung, quá xa so với đòi hỏi của Hoa Kỳ là Bắc Triều Tiên denuc “toàn bộ, có kiểm chứng và không đảo ngược”, cho dù sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Bình Nhưỡng đã cố gắng tỏ thiện chí bằng một số việc làm cụ thể như dỡ bỏ cơ sở hạt nhân hay bãi thử tên lửa.

Nhà phân tích cấp cao Bruce Bennett từTrung tâm nghiên cứu Rand Corporation cho rằng, những hình ảnh vệ tinh về các hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng cho thấy Bắc Triều Tiên đang tìm cách gây áp lực ngược trở lại với Washington để đòi gỡ bỏ từng phần trừng phạt quốc tế. Chuyên gia Brunett nhận định, tuy nhiên, Bắc Triều Tiên cũng “muốn giảm nhẹ trừng phạt dần dần theo đó họ sẽ ngừng một số hoạt động” liên quan đến chương trình vũ khí. Theo một quan chức cao cấp ngoại giao Mỹ, tại ARF ở Singapore tuần qua, ngoại trưởng Mike Pompeo đề nghị các nước châu Á tiếp tục thực thi trừng phạt Bắc Triều Tiên để ép nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.

 

Chiến lược Ấn Thái Dương (IPS)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trên đường đến ARF-25 đã ghé qua Malaysia hôm 1/8/2018, nơi ông đã chuyển tải cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với Đông Nam Á, trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng.Malaysia là điểm dừng đầu tiên của Pompeo trong chuyến công du đi từ1 đến 5/8 trước khi ông đến thăm Singapore và Indonesia láng giềng, vì căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh về thương mại và tranh chấp lãnh thổ trên biển.Trong một bài phát biểu tại Washington cho các nhà lãnh đạo kinh doanh trong khu vực, Pompeo đã đề cấp tới vấn đề bảo vệ chủ quyền để khẳng định lập trường của Mỹ đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố: “Khi chúng tôi đề cập đến khu vực Ấn Thái Dương “tự do” (Free Indo-Pacific), điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn tất cả các quốc gia đều có thể bảo vệ chủ quyền của mình mà không bị ép buộc bởi các quốc gia khác”. “Còn khi chúng tôi nói tới khu vực Ấn Thái Dương “rộng mở” (Open Indo-Pacific), điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn tất cả các quốc gia đềuđược hưởng quyền tiếp cận mở đốivới biển và đường hàng không. Chúng tôi muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp vềlãnh thổ và hàng hải”, ông Pompeo bổ sung. Để hiện thực hoá IPS, Mỹ không chỉ nói suông. Lo ngại ảnh hưởng Trung Quốc, gần đây Mỹ bắt đầu tăng đầu tư kinh tế tại châu Á. Ngày 30/7 vừa qua, Ngoại trưởng Pompeo đã thông báo khoản đầu tư 113 triệu đô la hỗ trợ sáng kiến về công nghệ mới, năng lượng và cơ sở hạ tầng tại các nước châu Á đang trỗi dậy. Theo giới phân tích, với tuyên bố này, Hoa Kỳ đang tìm cách làm sáng tỏ hơn nữa khía cạnh kinh tế trong chiến lược Ấn TháiDương (IPS) của tổng thống Trump, với mục đích đưa Hoa Kỳ thành đối tác đáng tin cậy trong khu vực./.

 

 


Có thể bạn quan tâm