April 20, 2024, 1:53 am

Báo chí Việt Nam 1946-1976: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc

 

Chiều 20-4, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1976: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc”.  Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam ( 21.4.1950/21.4.2021).

Tham dự buổi tọa đàm có các thế hệ nhà báo Việt Nam, trong đó có hai nhà báo lão thành của Báo Quân đội nhân dân: Nguyễn Khắc Tiếp và Phạm Phú Bằng, Hà Đăng, Đặng Minh Phương, Thái Duy.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhấn mạnh: Báo chí chiến khu là sự độc đáo tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam.  Do đó, BTC kỳ vọng, thông qua triển lãm và tọa đàm sẽ giúp công chúng tìm hiểu rõ hơn về Việt Bắc - cái nôi của báo chí cách mạng.

Từ 1947, Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Tại đây, nhiều cơ quan báo chí lớn từ Hà Nội đã di chuyển trụ sở lên, một số cơ quan báo chí lớn và nhiều báo chí khác chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Hội Nhà báo Việt Nam ra đời. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất được thành lập. Có thể kể những cái tên rất lớn, rất ấn tượng trong làng báo Việt Nam, đã xuất bản số đầu tiên ngay giữa chiến khu và đến với rộng rãi công chúng thời kỳ này như Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an mới…

Cũng trong khuôn khổ tọa đàm và trưng bày, nhiều tư liệu ảnh quý, tác phẩm, hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt có bản gốc bức ảnh quý về Người, kèm bút tích chữ ký; máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng làm việc và viết báo tại chiến khu Việt Bắc; tờ báo Quân đội nhân dân số 22 phát hành ngày 2-6-1951  lần đầu tiên được trưng bày để giới thiệu với độc giả, đó là hình ảnh

VK


Có thể bạn quan tâm