April 18, 2024, 10:46 pm

Bài thơ bất hủ về biên cương

Trần Minh Tông (1300-1357) là con trai thứ 4 của vua Trần Anh Tông (1276-1320), cháu nội vua Trần Nhân Tông (1258-1308). Hồi nhỏ, ông thường đau yếu, được Trần Nhật Duật chăm nuôi, coi như con. Trần Minh Tông kế vị vua cha lúc 15 tuổi, làm vua 15 năm và 28 năm làm Thượng hoàng. Các sử gia thời phong kiến đánh giá Trần Minh Tông là vị vua tiếp nối được sự nghiệp của cha ông.

Thơ Trần Minh Tông còn lại không nhiều, nhưng có bản sắc riêng, chân thành, đôn hậu và tài hoa. Bài thơ Việt giới của ông là một bài thơ đặc sắc, khẳng định chủ quyền độc lập và biên cương nước Đại Việt đương thời.

Phiên âm

Việt giới

Tứ Minh tương tiếp giới,

Chỉ cách mã ngưu phong.

Ngôn ngữ vô đa biệt,

Y quan bất khả đồng.

Nguyệt sinh giao thất lãnh,

Nhật lạc ngạc đàm không.

Khẳng hạn Hoa Di ngoại,

Tề đăng thọ vực trung.

 

Dịch nghĩa

Biên giới nước Việt

Châu Tứ Minh tiếp giáp biên giới nước ta,

Cách biệt nhau chả đáng là bao.

Tiếng nói không khác nhau nhiều lắm,

áo mũ thì không ging nhau.

Mặt trăng mọc khiến cho nhà giao long lạnh lẽo,

Mặt trời lặn làm cho đầm cá sấu rỗng không.

Dân có sự ngăn cách giữa Hoa và Di,

Đều cùng nhau bước lên cõi thọ.

Dịch thơ:

 

Tứ Minh nơi biên giới,

Cách trở chẳng là bao.

Tiếng nói không xa mấy,

Khăn áo lại khác nhiều.

ác chìm quang vũng sấu,

Thỏ hiện lạnh đầm giao.

Di, Hạ đừng phân biệt,

Cùng nhau sống dài lâu.

(Bản dịch của Đào Phương Bình và Nam Trân)

Tứ Minh là vùng đất bên kia biên gii nước Đại Vit thi Trn, nó “tiếp giáp biên giới nước ta, cách biệt nhau chả đáng là bao. Thêm nữa, “Tiếng nói không khác nhau nhiều lắm. Thực ra vùng Lưỡng Quảng (ở phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh, còn gọi là Lĩnh Nam) trước đây là của người Bách Việt. Hàng trăm tộc Việt phía Nam sông Dương Tử sống hòa bình thịnh vượng dưới thời Triệu Vũ Đế, vua nước Nam Việt làm chủ, cho nên “tiếng nói không khác nhau là mấy” cũng là điu dhiu. Tuy nhiên, bây githì “áo mũ không ging nhau”, là vì các tc Vit phía nam núi Ngũ Lĩnh đã bngười Tn, ri người Hán xâm ln dn, đồng hóa dn thành đất đai ca hcả. Dù vy, Đại Vit ta vn không ngng chiến đấu, vn giữ được quyn độc lp dân tc ca mình, cương vc riêng, văn hóa, phong tc tp quán riêng. Thế nên, có chuyn “áo mũ khác nhau” là điu tt nhiên. Đương thi, nhà Trn 3 ln đánh bi gic Nguyên Mông, givng quyn tchca mt quc gia độc lp. Trước đó, ở đời nhà Lý, tương truyn, Thái úy Lý Thường Kit đã tng viết: “Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở/ Điều ấy đã ghi rõ ràng ở sách trời” (Nam quốc sơn hà Nam). Trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh sau này, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo, khẳng định: “Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khácở cả Lý Thường Kiệt, Trần Minh Tông và sau đó là Nguyễn Trãi, cách thể hiện có phần khác nhau, nhưng nội dung các vấn đề chủ yếu về biên cương lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hóa, văn hiến của ta và nước láng giềng phương Bắc là cơ bản có nhiều điểm tương đồng.

Hai câu thơ 5 và 6, vua Trần Minh Tông mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả sự hiểm trở thác ghềnh của vùng đất biên cương hai nước Việt Hồ (Việt Nam và Trung Quốc) trong hiện tại, bằng thủ pháp khoa trương, gợi nhiều liên tưởng thú vị.

Mặt trăng mọc khiến cho nhà giao long lạnh lẽo,

Mặt trời lặn khiến cho đầm cá sấu rỗng không.

Với Trần Minh Tông, mặt trăng đã chui lên từ lòng biển, thì đương nhiên “khiến cho nhà giao long lạnh lẽo”, càng thêm sâu thăm thẳm. Còn như khi “mặt trời lặn (nhật lạc) thì khiến cho “đầm cá su rng không”. Mượn cảnh thiên nhiên trong thần thoại, có lẽ để miêu tả cảnh núi non sông biển vùng biên cương Đông Bắc của nước ta dưới thời Trần. Câu thơ vừa thực vừa ảo, vừa mang tính ước lệ, tả thiên nhiên hùng tráng mà hiểm trở, làm cho bức tranh biên giới Việt-Hồ thêm đẹp.

Hai câu cuối, tác giả khẳng định quyền tự chủ, đồng thời ngầm phê phán thói ngạo mạn của bọn cầm quyền nước láng giềng phương Bắc. Chả là bọn quân phiệt bên kia biên giới thường tự cho mình là trung tâm văn minh của nhân loại (Trung Hoa), còn các dân tộc khác chỉ là “Man Di” lạc hậu hèn yếu mông muội mà thôi. Họ gọi các dân tộc phía Nam là Man, phía Bắc là Địch, phía Đông là Di và phía Tây là Nhung. Trần Minh Tông bác bỏ quan điểm này, cho rằng các nước dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống như nhau, cùng sống trong hòa bình, thịnh vượng như nhau. Và chính ông cũng đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp đó!

Việt giới của ông vua thi sĩ Trần Minh Tông là một bài thơ chữ Hán viết theo thể ngũ ngôn bát cú, lời ít mà ý nhiều. Bài thơ không dài, nhưng tình ý thì đủ đầy, thể hiện rõ quan điểm sâu sắc vấn đề biên cương lãnh thổ giữa nước ta (Việt) và nước láng giềng Trung Hoa (Hồ), mặc dù thời ấy, về danh nghĩa, nước ta chỉ được nhà Nguyên coi là thuộc quốc của họ. Bài thơ đồng thời cũng cho thấy khát vọng sống hòa bình lâu dài, độc lập và bình đẳng của nhân dân hai nước. Hai câu cuối thật hay, lời lẽ mềm dẻo mà ý chí cứng cỏi, tràn đầy tinh thần độc lập tự chủ và nhân văn cao thượng.

Nguồn Văn nghệ số 16/2020


Có thể bạn quan tâm