March 29, 2024, 10:16 pm

5 Di sản mới của UNESCO

 

Theo quan điểm của Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc - UNESCO thì các điểm được công nhận là di sản phải “có giá trị phổ quát và đáp ứng ít nhất 1 trong số 10 tiêu chí chọn lựa” để được có tên trong Danh sách di sản thế giới. 10 Tiêu chí đó như sau: 1/ Tượng trưng cho “một kiệt tác là thiên tài sáng tạo của loài người; 2/ Trưng bày “một sự giao thoa quan trọng về các giá trị con người trong các lĩnh vực như kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật, kế hoạch đô thị, hay thiết kế phong cảnh; 3/ Thể hiện một sự độc nhất vô nhị đối với truyền thông văn hóa hiện đại hay trong quá khứ, hoặc nền văn minh; 4/ Một kiểu xây dựng hay phong cảnh đại diện cho giai đoạn quan trọng trong lịch sử loài người; 5/ Một ví dụ nổi bật về định cư, sử dụng đất đai hay sử dụng đại dương của một nền văn hóa, hoặc tương tác của con người với môi trường; 6/ Liên kết đặc biệt với nghệ thuật, các sự kiện văn chương, các truyền thống, ý tưởng hay đức tin…; 7/ Tồn tại “hiện tượng thiên nhiên đặc biệt hay các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ lạ và tầm quan trọng thẩm mỹ; 8/ Các ví dụ điển hình đại diện cho các giai đoạn chính của lịch sử Trái đất; 9/ Đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học đang diễn ra; 10/ Chứa đựng môi trường sống tự nhiên và quan trọng cho việc “bảo tồn đa dạng sinh học tại chổ.

          Hiện tại trên thế giới đang có 1.092 Di sản do UNESCO trao tặng. Và đây là 5 điểm vừa được điền tên vào danh sách năm 2018 này.

                  

NHÀ THỜ LỚN NAUMBURG (ĐỨC)

  Nhà thờ lớn Naumburg tọa lạc tại Naumburg (Đức), nhà thờ cũ có niên đại từ thế kỷ 13

          Nhà thờ lớn Naumburg tọa lạc tại Naumburg (Đức), nhà thờ cũ có niên đại từ thế kỷ 13, là một cột mốc quan trọng của người La Mã cuối cùng ở Đức, và được điền tên vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO trong năm 2018 này. Dàn hợp xướng ở chái Tây của nhà thờ có vẽ tranh chân dung 12 vị sáng lập nhà thờ, và bộ kiệt tác điêu khắc Naumburg là một trong những tượng đài đầu tiên thời Gô-tích. Đây là nhà thờ chính tòa của giáo phận công giáo Naumburg-Zeitz. Với phong trào cải cách, nhà thờ Naumburg đã đổi sang đạo Tin Lành và tồn tại cho đến tận ngày nay. Nhà thờ lớn Naumburg là một phần của tuyến đường hành hương gọi là “Hành hương La Mã” ở Saxony-Anhalt. Kể từ năm 1999, Nhà thờ lớn Naumburg và cảnh quan của 2 dòng sông Saale và Unstrut – một vị trí thống trị quan trọng trong thời kỳ Trung Cổ đã được xướng tên trong danh sách di sản đề cử vào UNESCO ở Đức. Ngày 1 tháng 7 năm 2018, chỉ có Nhà thờ lớn Naumburg là được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Hình a)

                  

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO ẨN Ở VÙNG NAGASAKI (NHẬT BẢN)  

  Nhà thờ Công giáo ẩn mình ở Vùng Nagasaki là một nhóm với 12 nhà thờ Công giáo nằm ở 2 tỉnh Nagasaki và tỉnh Kumamoto

          Nhà thờ Công giáo ẩn mình ở Vùng Nagasaki là một nhóm với 12 nhà thờ Công giáo nằm ở 2 tỉnh Nagasaki và tỉnh Kumamoto liên quan đến lịch sử của đạo Công giáo ở Nhật Bản. Mỗi nhà thờ trong số 12 nhà thờ Công giáo này có 1 câu chuyện riêng để kể về sự hồi sinh của KiTô giáo sau một thời gian dài bị chính thức đàn áp. Nó từng được đề xuất vào danh sách của UNESCO ngay từ năm 2007, nhưng mãi đến ngày 30 tháng 1 năm 2018 vừa qua thì quần thể nhà thờ này mới có tên chính thức vào danh sách của UNESCO. (Hình b)

                  

RẶNG NÚI GARBERTON MAKHONJWA (NAM PHI)

Rặng núi Makhonjwa còn có tên là Xứ núi Barberton, đó là một quần thể gồm 120 ngọn núi và đồi thấp trải dài tới 60 km

          Rặng núi Makhonjwa còn có tên là Xứ núi Barberton, đó là một quần thể gồm 120 ngọn núi và đồi thấp trải dài tới 60 km, 80% diện tích núi non nằm trong tỉnh Mpumalanga (Nam Phi), phần còn lại nằm ở nước láng giềng Swaziland. Rặng núi này có độ cao dao động từ 600m đến 1800m trên bề mặt nước biển. Rìa núi nằm ở hẻm Kaapvaal, đây là nơi có những mỏ đá lộ thiên lâu đời nhất trên Trái đất, ước tính có niên đại từ 3,2 đến 3,6 tỷ năm từ thời kỳ Đại Cổ Thái Cổ, cung cấp một cái nhìn vào bản chất của môi trường thời Tiền Cambri có sự sống kèm theo. Các bộ tộc mục đồng thường chăn thả gia súc trong rặng núi nhưng theo đàn nhỏ, cho tới khi có người Âu Châu định cư ở đây vào thập niên 1860. Vàng được tìm thấy trong rặng núi, dẫn đến vào năm 1884 làm đổ xô cuộc tìm vàng và hình thành nên thị trấn Barberton. Vàng rồi cũng cạn kiệt, các hoạt động khai thác hiện nay là gỗ và chăn thả. Các đồn điền thương mại chuyên trồng dứa (thơm) và cây khuynh diệp. Năm 2009, rặng núi Garberton được đề cử vào danh sách di sản của UNESCO, nhưng mãi tới năm 2018 mới được duyệt. (Hình c)

                  

PHẠM TỊNH SƠN (TRUNG QUỐC)

   Phạm Tịnh Sơn hay núi Phạm Tịnh nằm ở thành phố Đồng Nhân, tỉnh Qúy Châu

          Phạm Tịnh Sơn hay núi Phạm Tịnh nằm ở thành phố Đồng Nhân, tỉnh Qúy Châu, đây là đỉnh cao nhất trong rặng Ngô Lĩnh (Tây Nam Trung Quốc), ở độ cao 2.570m. Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Phạm Tịnh Sơn được thành lập vào năm 1978 và đến năm 1986 được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển, và năm 2018 này thì trở thành Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. Phạm Tịnh Sơn cũng là non thiêng của Phật giáo Trung Quốc, được xem là Bồ đề đạo tràng của Di Lặc Phật Tổ. Cái tên “Phạm Tịnh” là viết từ chữ Fantian Jingtu (Cõi Tịnh Độ của Phạm Thiên). Sự biệt lập của núi Phạm Tịnh Sơn đã đảm bảo cho mức độ cao về đa dạng sinh học. Những loài  đặc hữu quý hiếm chỉ có ở tại vùng núi này có thể kể như Khỉ vàng Qúy Châu (Rhinopithecus brelichi) và cây Lãnh Sam Phạm Tịnh Sơn (Abies fanjingshanensis). Ngoài ra còn có thể kể đến các loài quý hiếm khác như Đại kỳ nhông Trung Quốc, hươu xạ hương và gà lôi.

          Mặt khác, vùng núi Phạm Tịnh Sơn còn là quê hương của loài cây Dẻ Gai cận nhiệt đới và nguyên thủy lớn nhất thế giới. Về Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đã truyền bá đến Phạm Tịnh Sơn dưới thời đại nhà Đường vào năm 639. Nhiều ngôi chùa đã được xây dựng trong suốt các triều đại Tống và Nguyên. Năm 2010, khai trương Công viên văn hóa Phật giáo Phạm Tịnh Sơn, tại tòa nhà Hoàng Sảnh có đặt pho tượng Phật Di Lặc cao tới 5m, làm từ 250kg vàng và đính hàng ngàn viên đá quý, đây cũng là Pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng lớn nhất trên thế giới. (Hình d)

                  

PIMACHIOWIN AKI (CANADA)

    Pimachiowin Aki (có nghĩa là “Vùng đất mang lại sự sống” ở Ojibwe)

          Pimachiowin Aki (có nghĩa là “Vùng đất mang lại sự sống” ở Ojibwe), đây cũng là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới trong năm 2018, nơi này nằm ngay trong rừng Boreal bao quát 2 tỉnh Manitoba và Ontario (Canada). Diện tích khu di sản lên tới hơn 43.000km2. Khu di sản cũng được hỗ trợ bởi 5 khu dự trữ quốc gia khác. Năm 2002, khu dự trữ sinh quyển Pimachiowin Aki được đề xuất vào danh sách của UNESCO bắt đầu bằng việc ký kết các khu vực bảo tồn và chính sách Quản lý nguồn tài nguyên quốc gia thứ nhất. Ủy ban di sản thế giới (WHC) đã trì hoãn thời gian đề cử nhằm cải thiện các khía cạnh chắc chắn của việc bỏ phiếu bầu chọn. Vào năm 2016, WHC chú trọng vào nghiên cứu truyền thống văn hóa Ji-ganawendamang Gidakiiminaan (giữ đất đai) của người bộ lạc Ojibwe , WHC có ý đồ phê chuẩn đề cử vào danh sách. Tuy nhiên, chính quyền Canada đã nhận sự trì hoãn từ chính quyền tự trị Pikangikum (Ontario) và rút sự ủng hộ của họ. Năm 2018, Pimachiowin Aki chính thức trở thành Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. (Hình e)

 

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp theo https://adventure.howstuffworks.com/unesco-names-19-new-world-heritage-sites.htm )

 

 


Có thể bạn quan tâm