April 19, 2024, 1:05 pm

2019 và khát vọng thịnh vượng

Năm 2018 đã khép lại và một kế hoạch cho năm 2019 đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua dựa trên những nền tảng vững chắc của năm 2018 với những chỉ số ấn tượng cho thấy con đường cải cách mà Việt Nam đã lựa chọn là hoàn toàn đúng và trúng. Tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới - Conference Board - cũng đã đưa ra dự báo, năm 2019 kinh tế Việt Nam vẫn sẽ giữ đã tăng trưởng và đạt khoảng 7%, đồng thời trở thành một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Đây chính là nguồn lực để Việt Nam vươn tới khát vọng thịnh vượng, như một mệnh lệnh tất yếu.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã không còn là con tàu vươn ra biển lớn mà đã chính thức đồng hành, sánh vai cùng các cường quốc năm châu

Ra biển lớn

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã không còn là con tàu vươn ra biển lớn mà đã chính thức đồng hành, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, cùng thực hiện những trọng trách quan trọng, và trách nhiệm với thế giới. Nhờ luôn có niềm tin vào con đường cải cách đã lựa chọn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử qua hơn 30 năm đổi mới. Và những kỳ tích mà Việt Nam có được không chỉ khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ mà cả những người từng đứng bên kia chiến tuyến cũng phải cúi đầu khâm phục trước sức sống vươn lên mãnh liệt của người dân Việt Nam. Chuck Palazzo, một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Đà Nẵng trong giai đoạn 1970-1972, giờ là một thành viên của Hội cựu chiến binh đang tích cực vận động cho chiến dịch Hòa bình để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam và bom mìn đã phải thốt lên “Tôi thực sự bất ngờ khi quay trở lại Việt Nam. Chứng kiến cách người dân đứng lên từ đống tro tàn, theo đúng nghĩa đen, là điều tôi không thể tin nổi. Đặc biệt, thế hệ trẻ Việt Nam luôn năng động và hướng tới tương lai. Họ quan tâm tới công nghệ, truyền thông xã hội, ngân hàng, kinh tế và tham gia hoạt động cộng đồng. Đó là những tín hiệu tốt

Để có được một tín hiệu tốt, mở ra tiến trình tốt cho sức bật của nền kinh tế Việt Nam, nguồn lực nội tại của Việt Nam đã được khai thác tối đa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã khẳng định tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất (VRDF) trong mỗi bước đi trên hành trình này, Việt Nam luôn có được sự ủng hộ và đồng hành đáng tin cậy của những đối tác, nhà tài trợ. Không chỉ nguồn lực mà ngay chính niềm tin, sự khích lệ và cổ vũ của bạn bè quốc tế đã trở thành động lực cho sự phát triển, trở thành thành quả của Việt Nam trên chặng dường hội nhập phát triển. Do đó, ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2018, Chính phủ đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2019, năm được xem là chặng nước rút của nhiệm kỳ “chính phủ kiến tạo”. Trong đó, nhóm đầu tiên là củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược và đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; phát huy nguồn lực tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… công bằng mà nói đây đều là những nhiệm vụ không mới, nhưng lại đặt ra trong một môi trường địa chính trị mới, đòi hỏi chính phủ phải quyết liệt hơn trong các chỉ đạo có tính chiến lược của nền kinh tế.

Năm 2018 đã đi qua với biết bao khó khăn, khó khăn từ nội tại của nền kinh tế, của  suy thoái kinh tế thế giới, của chủ nghĩa dân tuý và  cả những mối đe doạ phi truyền thống. Song với những nỗ lực của Chính phủ và toàn hệ thống chính trị, xã hội, Việt Nam vẫn vừng vàng với những chỉ số phát triển ấn tượng. Cụ thể, 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế do Quốc hội giao đã hoàn thành, thậm chí nhiều chỉ tiêu còn vượt dự toán. Năm 2019 đã chính thức được khởi động với Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, do Quốc hội thông qua với mức tăng GDP 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tang 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34%GDP. Dù trên đà thắng lợi của năm 2018, nhưng các chuyên gia cho rằng, Chính phủ phải rất nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu này

 

Tăng tốc để bứt phát triển

Đã hơn 30 năm sau đổi mới gắn với những đường hường phát triển kinh tế rõ ràng, và sau hơn 25 năm mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các dự án FGI, Việt Nam từ một nước nhận viện trợ, đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu. Để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách đầy khó khăn, trước khi giấc mơ thịnh vượng trở thành hiện thực.

Để khẳng định vị thế, và vượt qua những o bế của chủ nghĩa bảo hộ, Việt Nam vẫn mở cửa nền kinh tế, nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Hội nghị tổng kết 25 Việt Nam thu hút vốn FDI, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn và khát vọng về một quốc gia thịnh vượng vào 2045 - mốc lịch sử 100 năm độc lập. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 30 năm tới tương đương với 30 năm qua sẽ không hề dễ dàng, bởi vì khi đạt được mức tăng trưởng cao, để tăng trưởng cao hơn nữa sẽ rất thách thức. Tuy nhiên, Việt Nam luôn cháy mãi khát vọng thịnh vượng, với mục tiêu sẽ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộng đồng quốc tế trong những thập niên tới. Sự phát triển của Việt Nam được đặt trong tổng hòa của tính bền vững, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là một nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, và có khả năng chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thiên tai và mọi người dân đều dược hưởng lợi từ thành quả phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Có khát vọng, có niềm tin vào tương lai nhưng Việt Nam cũng nhận thức rõ con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển của mình không bằng phẳng mà sẽ chông gai, nhiều thách thức. Những thách thức đến từ nội tại nền kinh tế cũng như từ môi trường quốc tế đầy cạnh tranh và bất ổn. Không chỉ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có những chia sẻ rất thật về nền kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định, phát triển bền vững là con đường tất yếu trong quá trình phát triển của Việt Nam mà con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm. Để bảo đảm thực thi các mục tiêu phát triển bền vững, Quốc hội Việt Nam đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và hoàn thiện các thiết chế quản trị nhà nước. Chính phủ đang nỗ lực “kiến tạo” để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cùng với với đó là nỗ lực tham gia và trở thành thành viên chính thức của 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán ký kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu thế giới đối với hàng Việt Nam. Và trong một tương lai gần hiệp định thương mại tự do, tiến bộ CPTPP chính thức được thực thi, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Và nếu nhìn ở góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, có thể thấy Việt Nam đã duy trì ổn định khá tốt, nền kinh tế đã hấp thụ các xung lực bên ngoài  một cách ôn hoà và không có tác động lớn đến chính sách tiền tệ trong nước. Đời sống của người dân đang ổn định và từng bước được nâng cao, cho thấy những chính sách về tiền lương, về an sinh xã hội của Chính phủ đã đi đúng hướng.

Việt Nam đang chuyển động, và có thể sẽ tăng tốc để đạt đến thịnh vượng, đó là quyết tâm không có gì phải bàn cãi. Vì quyết tâm đó đã được hun đúc bằng tất cả những gì đã có từ trong truyền thống dựng nước, giữ nước, và nay là ổn định đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “lò đã nóng củi tươi cũng phải cháy” và chỉ có thể tiến về phía trước nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.


Có thể bạn quan tâm