April 23, 2024, 2:05 pm

11 giải pháp thúc đẩy văn hóa đọc

Những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện rất nhiều chương trình khuyến đọc: Phối hợp Bộ GD&ĐT, Bộ Công an; trang bị tủ sách cho nông thôn, hỗ trợ chương trình “Nông thôn mới”… nhưng "nền" văn hóa đọc của Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Do đó, một cuộc tọa đàm giữa các đơn vị xuất bản, công ty sách, người làm công tác khuyến đọc  đã được diễn ra tại văn phòng Hội Xuất bản Việt Nam (Hà Nội) nhằm tìm cách thúc đẩy văn hóa đọc đã được diễn ra sáng 4/9.

Theo đó, tại tọa đàm, sau khi phân tích những tác động khách quan và chủ quan đến văn hóa đọc, 11 giải pháp đã được đưa ra. Trong đó, một số giải pháp quan trọng được nêu như: Thành lập ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc. Ủy ban này sẽ soạn thảo chiến lược, đưa ra kế hoạch dài hạn, tổ chức hoạt động, đôn đốc và giám sát thực hiện.

Thứ hai, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc sách trong xã hội, làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hóa đọc.

Kết quả điều tra xã hội học sẽ xác định được thực trạng như: Người dân đang đọc như thế nào? Bao nhiêu người có thư viện cá nhân? Họ có mua sách không? Ai giới thiệu sách cho họ đọc?

Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam (21/4 hàng năm): Phát động tuần lễ đọc sách; trao giải tôn vinh cá nhân, tổ chức đóng góp phát triển văn hóa đọc; tổ chức hội sách ở nhiều địa phương…

Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống thư viện, đặc biệt là thư viện văn hóa khoa học tổng hợp.

Thứ năm, kiến nghị Bộ GD&ĐT đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa của nhà trường các cấp. Hội Xuất bản Việt Nam đã có công văn hồi đầu tháng 7 kiến nghị đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc....

Tuy nhiên, để "nền" văn hóa đọc của Việt Nam thoát khỏi mức thấp. có lẽ hơn lúc nào hết, ngành xuất bản nói riêng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội vẫn cần hướng đến chiến lược quan trọng lúc này là duy trì sự phát triển ổn định về số lượng, không quá nặng nề làm bao nhiêu đầu sách; nhưng phải đặt trọng tâm vào chất lượng. Cần tránh tình trạng người đọc đứng trước biển sách mà không biết chọn cuốn nào hay, hữu ích.

MH

 


Có thể bạn quan tâm